Tháo gỡ nút thắt hạn điền

Diendandoanhnghiep.vn Để tích tụ ruộng đất phục vụ phát triển nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn, cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai. 

Đó là quan điểm của ông Nguyễn Xuân An – Chủ tịch Công ty Cổ phần Quốc tế OJ Việt Nam, Công ty CP phát triển nông nghiệp Bắc Giang khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp.

Cùng với việc cải cách triệt để và toàn diện Luật Đất đai 2013, việc tạo điều kiện cho quá trình tích tụ ruộng đất cũng là vấn đề cần được quan tâm trong 5 năm tới.

- Ông đánh giá như thế nào về chủ trương tích tụ ruộng đất và việc thực hiện chủ trương này?

Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH TW Đảng khóa X năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì Luật Đất đai năm 2013 có ảnh hưởng rất lớn về vấn đề tích tụ ruộng đất.

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương nêu trên vì rất phù hợp với bối cảnh phát triển của đất nước và nhu cầu chung của các doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp. Nhưng việc thực hiện chủ trương này vẫn chưa có sự đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và giữa các cấp, bộ ngành liên quan.

Hiện Luật Đất đai 2013 đang được sửa đổi theo hướng thuận lợi hơn cho việc tập trung tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp, đây là tín hiệu tích cực, tuy nhiên trên thực tế hiện nay doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đang gặp không ít những khó khăn.

- Cụ thể đó là những khó khăn gì, thưa ông?

Từ thực tế của doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, tôi nhận thấy có một số khó khăn như sau:

Thứ nhất, chi phí đầu tư ban đầu để doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất đất là quá lớn so với lợi nhuận doanh nghiệp có thể tạo ra từ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Thứ hai, thủ tục phức tạp vì sau khi doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ nông dân thì doanh nghiệp phải thực hiện việc chuyển sang hình thức cho thuê chứ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013.

Thứ ba, thiếu thông tin về giá đất, giá đất đa dạng, rất khó thỏa thuận cùng lúc với nhiều hộ dân.

Thứ tư, không áp dụng đối với đất lúa, đất rừng phòng hộ như quy định của Luật Đất đai năm 2013.

 Tích tụ đất đai là vấn đề lớn không chỉ về kinh tế, mà còn là vấn đề xã hội. (Trồng dưa công nghệ cao ở Hà Nam. Ảnh: Quốc Tuấn)

Tích tụ đất đai là vấn đề lớn không chỉ về kinh tế, mà còn là vấn đề xã hội. (Trồng dưa công nghệ cao ở Hà Nam. Ảnh: Quốc Tuấn)

- Nhưng đâu đó vẫn còn lo ngại về việc nông dân mất đất, bần cùng hóa nông dân… khi quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra?

Tôi không nghĩ như vậy, cuộc sống không đứng yên, xã hội luôn thay đổi. Mỗi sự thay đổi có khi sẽ là sự đánh đổi. Tích tụ đất đai là vấn đề lớn không chỉ về kinh tế, mà còn là vấn đề xã hội.

Khi tích tụ theo hướng hình thành chuỗi ngành hàng, sẽ tạo ra nhiều việc làm, một bộ phận nông dân không còn trực tiếp làm nông nghiệp sẽ trở thành những người làm phi nông nghiệp trong chuỗi ngành hàng.

Ngoài ra, với chính sách thu hút doanh nghiệp về nông thôn, doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển du lịch nông nghiệp... sẽ tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn.

Một bộ phận còn lại được đào tạo nghề phi nông nghiệp để có thể tự tạo việc làm, đi làm việc ở các khu công nghiệp có thu nhập cao hơn hoặc tham gia lao động có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Vậy làm thế nào để dung hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và nông dân, thưa ông?

Hiện nay, nhu cầu tích tụ ruộng đất của doanh nghiệp và cá nhân đầu tư vào nông nghiệp vì lợi ích của nông dân và đất nước đang gia tăng. Song, bên cạnh đó chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn vào sự thật, có tình trạng doanh nghiệp “trục lợi chính sách” về tích tụ ruộng đất để thực hiện những dự án không mang lại lợi ích cho nông dân.

Vì vậy, để dung hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân thì Nhà nước cần có quy định việc trả lại đất canh tác cho người nông dân đối với các dự án không triển khai, bỏ ngỏ đất nông nghiệp; Thường xuyên kiểm tra tiến độ của nhà đầu tư; Đẩy mạnh việc tháo gỡ những khó khăn cho nhà đầu tư; Là đơn vị đứng ra để thực hiện tích tụ ruộng đất rồi giao lại cho doanh nghiệp. Đối với nông dân cần có sự chia sẻ và tuyên truyền sâu về chính sách.

- Một trong những điều kiện để quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra tự nhiên là mở hạn điền. Vậy, khi nút thắt hạn điện được mở ông có niềm tin gì về sự tác động tích cực đến ngành nông nghiệp như việc tạo ra một sự đột phá phát triển không?

Mở hạn điền để tích tụ ruộng đất là nội dung nên được khuyến khích, bởi chỉ có sản xuất nông nghiệp quy mô ngành hàng công nghiệp thì mới mang lại giá trị cao cho nông dân và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa đang mở rộng, thời đại công nghệ 4.0 đang hiện hữu.

Tôi tin rằng nền nông nghiệp Việt Nam thời gian tới sẽ có những xoay chuyển tích cực như: Sản phẩm sản xuất được nhiều hơn, chất lượng ngon hơn, giá thành cạnh tranh hơn so với quốc tế, thu nhập của nông dân cao hơn. Đảm bảo được an ninh nông nghiệp và phát triển đất nước.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tháo gỡ nút thắt hạn điền tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711716202 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711716202 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10