Thấy gì trong chuyến thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Mỹ?

Diendandoanhnghiep.vn Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bắt đầu chuyến công du đến Singapore và Việt Nam trong bối cảnh chính quyền Mỹ đang bị chỉ trích về cuộc rút quân tại Afghanistan.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris được Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan, ở giữa, chào đón tại sân bay Căn cứ Paya Lebar ở Singapore hôm Chủ nhật. Ảnh: AFP

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris được Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan đón tiếp tại sân bay Căn cứ Paya Lebar ở Singapore. Ảnh: AFP

Nỗ lực ngoại giao

Chuyến thăm Singapore và Việt Nam sắp tới của Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ tiếp tục nhấn mạnh cam kết của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Theo tuyên bố của Nhà Trắng, trong chuyến đi, Phó Tổng thống sẽ thảo luận với Chính phủ hai nước Việt Nam và Singapore về các vấn đề lợi ích chung, bao gồm an ninh khu vực, phản ứng toàn cầu với đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, và nỗ lực chung trong việc thúc đẩy một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế.

Dự kiến, bà Harris sẽ nhấn mạnh sự cần thiết của một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở trong các cuộc trò chuyện của cô với các nhà lãnh đạo của Singapore và Việt Nam. Phó Tổng thống Mỹ sẽ nỗ lực mở ra những lĩnh vực hợp tác mới, điều chỉnh cách tiếp cận của Mỹ với những thách thức mới nổi lên.

Có thể thấy, có rất nhiều mục đích nằm sau chuyến đi này. Đối với bà Harris, chuyến đi là một cơ hội để nâng cao tầm ảnh hưởng cũng như củng cố uy tín của bà. Nhiều nguồn tin tại Mỹ dự đoán, nhiều khả năng bà Kamala Harris sẽ tái tranh cử Tổng thống sau khi bà rút khỏi cuộc đua vào năm 2020.

Cùng với đó, Mỹ đang đẩy mạnh các chính sách ngoại giao để gia tăng tầm ảnh hưởng tại châu Á do ít chú ý đến khu vực này trong 20 năm qua.  Trong đó, Singapore là “mỏ neo” cho sự hiện diện của hải quân Mỹ ở Đông Nam Á và có quan hệ đối tác thương mại sâu sắc với Mỹ. Và Việt Nam đang là đối tác tiềm năng trong việc đạt được các mục tiêu của Mỹ như tự do hàng hải và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Mặt khác, chuyến đi này cũng sẽ góp phần trấn an các đồng minh của Hoa Kỳ về cam kết của quốc gia này đối với Đông Nam Á, sau khi Mỹ quyết định rút quân rời khỏi Afghanistan.

Mặc dù vậy, theo Alexander Feldman, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, cho biết bà Harris sẽ phải cẩn thận trong các cuộc trò chuyện với các nhà lãnh đạo, đồng thời không nên tập trung quá nhiều vào Trung Quốc mà hãy nhấn mạnh mối quan hệ tích cực, hiệu quả của Hoa Kỳ với Singapore và Việt Nam.

“Đây nên là một chuyến đi để siết chặt mối quan hệ với đối tác của Mỹ ở Đông Nam Á. Nếu Trung Quốc trở thành tâm điểm chính, điều đó sẽ khiến Mỹ khó có thể tiến xa hơn trong khu vực”, chuyên gia này nhận định.

Chuyến thăm của bà Kamala Harris tới Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ thiết

Chuyến thăm của bà Kamala Harris tới Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ tăng cường tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực

Quan hệ kinh tế

Đồng quan điểm, Curtis Chin, chuyên gia châu Á tại Viện Milken và là cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Ngân hàng Phát triển Châu Á, cho biết, Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc xoay trục toàn diện sang Châu Á, và Singapore và Việt Nam có thể là những đối tác chính trong nỗ lực đó, thông qua việc hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác đầu tư thương mại.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 làm chuỗi cung ứng bị tổn thương và đứt gãy, đặc biệt là các ngành máy móc, công nghệ, Các đại diện doanh nghiệp Hoa Kỳ đã thúc ép chính quyền Biden đẩy nhanh viện trợ vaccine cho khu vực. Do đó, chuyến thăm của bà Harris cũng nhằm tìm giải pháp bảo đảm các hoạt động của giới kinh doanh Mỹ không bị gián đoạn trong bối cảnh chuỗi giá trị toàn cầu được chuyên môn hóa và tập trung hóa cao độ.

Mặc dù cách tiếp cận này có thể giúp thu hút sự chú ý của một đối tác kinh tế tiềm năng như Việt Nam, nhưng các chuyên gia vẫn nhận định rằng, nhiều khả năng Việt Nam sẽ hoan nghênh hợp tác với Washington một cách rất thận trọng.

Về cơ bản, sự hỗ trợ từ các chính phủ trong khu vực rất quan trọng đối với lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nơi Bắc Kinh đã tích cực gia tăng tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với các nước láng giềng.

Renato Cruz De Castro, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học De La Salle ở Manila cho biết: “Đông Nam Á là một trong những đấu trường chính của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Ở Washington, có một nhận định rằng, Trung Quốc đã kiếm được rất nhiều điểm trong thời gian gần đây, vì vậy các chính sách ngoại giao đang được thực hiện một cách rất cấp bách.”

Chuyên gia này cho rằng, Mỹ cần tìm cách duy trì một chiến lược răn đe tốt và một phương pháp tiếp cận ngoại giao-kinh tế-quân sự tích hợp tại khu vực Đông Nam Á để tạo cơ hội cho chính quyền Biden tập trung đối phó với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thấy gì trong chuyến thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Mỹ? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713502428 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713502428 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10