Thấy gì từ tâm thư kiến nghị 3 nhóm chính sách “hỗ trợ khẩn cấp” cho doanh nghiệp?

LÂM ANH 03/09/2021 05:00

Dịch bệnh COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp phải đối diện với muôn vàn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, giải thể.

Đây là lý do chính khiến hơn 2.000 đại diện doanh nghiệp ký vào thư kiến nghị trực tuyến gửi Thủ tướng Chính phủ về 3 nhóm chính sách “hỗ trợ khẩn cấp” nhằm giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động trong bối cảnh đại dịch.

đ

7 tháng vừa qua cả nước có gần 85.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể.

3 nhóm chính sách mà các doanh nghiệp kiến nghị gửi Chính phủ hỗ trợ gồm các nội dung liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp, thuế - chi phí vận hành, và tài chính - ngân hàng.

Đối với chính sách liên quan đến người lao động, các doanh nghiệp mong được hỗ trợ bằng cách cho tạm ngừng đóng BHXH ít nhất đến 6 tháng sau khi nhà nước công bố hết dịch. Đồng thời không áp dụng phạt đối với các doanh nghiệp không có khả năng đóng BHXH trong thời kỳ đại dịch.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị trong thời gian dịch bệnh do công ty phải ngừng hoạt động và giãn cách xã hội, cần có chính sách hỗ trợ khẩn cấp đối với người lao động đã và đang hoàn thành đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho đến hiện tại. Đồng thời miễn giảm 100% phí BHXH của doanh nghiệp và người lao động.

Đối với chính sách thuế và chi phí vận hành, các doanh nghiệp mong muốn được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) trong năm 2021, giảm 50% thuế VAT trong 2 năm kế tiếp 2022 - 2023, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp của năm 2021 và giảm 30% thuế TNDN 3 năm liền kể từ khi công bố hết dịch.

Song song với việc miễn giảm thuế phí, các doanh nghiệp cũng đề nghị được chấp nhận tất cả các loại chi phí phát sinh trong đại dịch mà doanh nghiệp phải bỏ ra như phí xét nghiệm công nhân, người lao động, chi phí chống dịch và "3 tại chỗ".

Đối với chính sách nhóm tài chính - ngân hàng, các doanh nghiệp kiến nghị được hỗ trợ gói ưu đãi lãi suất tối thiểu 2-3% tương đương gói hỗ trợ năm 2008 - 2009 từ ngày 1-8-2021 đến 12 tháng sau công bố hết dịch.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ có hướng dẫn Ngân hàng Nhà nước để chỉ đạo các ngân hàng cho phép thực hiện chính sách khoanh nợ, giãn nợ (cả gốc và lãi) đối với các doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động và gặp khó khăn không có khả năng thanh toán do đại dịch kéo dài.

Khoanh nợ gốc và giảm lãi suất từ kể từ 1-8-2021 đến 6 tháng sau khi Chính phủ công bố hết dịch đối với các doanh nghiệp còn lại.

f

Việc áp dụng “3 tại chỗ” của doanh nghiệp tại từng địa phương đã chỉ ra nhiều bất cập.

Có thể thấy, những đề xuất của các doanh nghiệp về 3 nhóm chính sách “hỗ trợ khẩn cấp” trên là hoàn toàn thực tế trong thời điểm dịch bệnh đang hết sức phức tạp.

Số liệu gần đây nhất của Cục Thống Kê Quản lý kinh doanh cho thấy, 7 tháng vừa qua cả nước có gần 85.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhìn vào con số trên chắc hẳn nhiều người không khỏi giật mình cho tình hình ảm đạm của các doanh nghiệp.

Trong các chữ ký kiến nghị về nhóm giải pháp trên, không chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn vì cũng đều chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch.

Thực tế cho thấy đã có những dấu hiệu đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa trong quá trình lưu thông tại các tỉnh thành.

Bên cạnh đó, việc áp dụng “3 tại chỗ” của doanh nghiệp tại từng địa phương đã chỉ ra nhiều bất cập, khi mỗi tỉnh thành có một cách áp dụng khác nhau trong vận chuyển hàng hóa của chuỗi cung ứng dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng hóa đến khách hàng, người tiêu dùng.

Đáng chú ý hơn, đó là những doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI), có các dự án FDI cấp mới hay điều chỉnh góp vốn, mua cổ phần ở Việt Nam đang giảm do tác động từ dịch bệnh.

Ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo Kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vốn FDI trong 7 tháng đầu năm giảm gần 11% so với cùng kỳ 2020.

Theo đó, mảng vốn về các dự án điều chỉnh giảm 3,7%, ở mảng góp vốn mua cổ phẩn giảm 55,8%.

Do ảnh hưởng đến việc di chuyển của các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, phân tích về doanh nghiệp trước khi đưa ra các quyết định mua bán, sáp nhập, làm ảnh hưởng đến dòng vốn M&A.

Bên cạnh đó, sức mua trong nước giảm, chuỗi cung ứng trong nước thay đổi, vấn đề mất lao động, tuyển dụng lại lao động cũng là vấn đề lớn cần phải bàn.

Tất cả những yếu tố này đều làm tăng chi phí đầu tư, từ đó làm giảm triển vọng của nhà đầu tư.

Được biết, trong đề xuất này, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ nên xây dựng lộ trình từng bước để mở lối cho các doanh nghiệp hoạt động trở lại từng phần, trong bối cảnh người lao động đã bắt đầu được tiêm vaccine đầy đủ 2 mũi và thực hiện nghiêm túc 5K.

Cụ thể, đề xuất cho người lao động được phép đến văn phòng, công ty, nhà máy… làm việc. Người lao động và các đại diện doanh nghiệp công ty được phép di chuyển đến các tỉnh khác để làm việc sau khi đã tiêm đủ vaccine.

Ngoài kiến nghị về 3 nhóm chính sách “hỗ trợ khẩn cấp” trên, chủ một doanh nghiệp tại Đà Nẵng kiến nghị cần bổ sung thêm những đề xuất sau để Chính phủ có thể xem xét và hỗ trợ.

Một là, đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa không để bị đứt gãy bởi các thủ tục hành chính ở các địa phương

Hai là, công bằng chính sách, không nên phân biệt doanh nghiệp, công ty nhà nước hay tư nhân. Chính sách nên tạo nhiều cơ chế mở để phát huy tối đa nguồn lực các doanh nghiệp khi trở lại hoạt động.

Ba là, về tín dụng khẩn cấp, cần ban hành cơ chế nguồn vốn dự phòng khẩn cấp tại các ngân hàng với những ưu đãi đặc biệt để “bơm vốn” kinh doanh cho các doanh nghiệp ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát và đi vào hoạt động.

Có thể bạn quan tâm

  • Thấy gì từ 85.000 doanh nghiệp rời thị trường?

    06:00, 01/09/2021

  • Hỗ trợ tối đa doanh nghiệp trong đại dịch

    08:00, 02/09/2021

  • Đề xuất gói hỗ trợ bổ sung gần 40.000 tỷ đồng

    05:15, 22/08/2021

  • Gói hỗ trợ 26.000 tỷ: Hộ kinh doanh nào được hưởng chính sách này?

    10:58, 19/08/2021

  • Gói hỗ trợ an sinh xã hội: Làm sao cho trúng, đúng và nhanh nhất?

    03:40, 19/08/2021

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa đề xuất giảm lãi suất và mở rộng đối tượng gói hỗ trợ tín dụng

    16:38, 08/08/2021

  • Gói hỗ trợ viễn thông: Mong giảm cước thay vì tặng dung lượng

    05:15, 08/08/2021

  • Đừng để báo chí "ngoài rìa" gói hỗ trợ!

    13:48, 03/08/2021

  • “Dịch bệnh gây khó khăn chưa từng có thì phải có những gói hỗ trợ lớn chưa từng có”

    04:10, 01/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thấy gì từ tâm thư kiến nghị 3 nhóm chính sách “hỗ trợ khẩn cấp” cho doanh nghiệp?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO