Trung Quốc đang tăng cường giải phóng hàng tỷ sản phẩm tồn kho, thế giới lại đối mặt với làn sóng hàng giá rẻ từ quốc gia này.
>>“Thiếu hụt niềm tin” trong kinh tế Trung Quốc
Trong khi quá nhiều người nói về sự đình trệ kinh tế Trung Quốc thì nước này vẫn phát triển như vũ bão, với 2 kiện tiêu biểu: Dòng máy bay thương mại C919 của hãng COMAC (Trung Quốc) đã thực hiện thành công chuyến bay “chào hàng” ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia và Indonesia; trong khi Huawei đã khiến ngành công nghiệp bán dẫn và các nhà phân tích ngạc nhiên với những tiến bộ của hãng khi điện thoại thông minh cao cấp Mate 60 Pro ra mắt vào tháng 8/2023 với bộ xử lý 7nm. Không dừng lại ở đó, TSMC bắt tay làm chip 5nm với mục tiêu rõ ràng hướng đến 3nm.
Từ thập niên 90, thế giới bắt đầu biết đến thuật ngữ “hàng giá rẻ từ Trung Quốc”, giúp hàng tỷ người nghèo có cơ hội tiếp cận với văn minh nhưng gây áp lực không nhỏ lên chính sách kinh tế vĩ mô tại hầu hết quốc gia.
Tại sao chỉ có Trung Quốc làm được điều kỳ lạ này? Thật ra, mọi sản phẩm được sinh ra và lưu hành đều tuân theo các quy luật kinh tế khách quan. Có điều chỉ có Trung Quốc mới đủ điều kiện kéo lùi chi phí sản xuất về mức tối giản.
Để làm được điều này, cần hội đủ nhiều yếu tố: Nhân công dồi dào, giá rẻ; tài nguyên thiên nhiên phong phú; hệ thống công nghiệp phát triển cực thịnh được hậu thuẫn bởi chính sách thông thoáng của chính phủ.
Kết quả là “công xưởng thế giới” có thể sản xuất bất cứ thứ gì thế giới có nhu cầu, có thể phân phối đến bất cứ đâu trên địa cầu với chi phí hợp lý nhất, từ que tăm đến bộ trang phục, từ thiết bị điện tử đến ô tô, xe máy,…
Mới đây, tờ Wall Street Journal đăng bài viết với quan điểm rằng, thế giới sắp sửa chứng kiến làn sóng hàng Trung Quốc giá rẻ đang được đẩy mạnh xuất khẩu ra bên ngoài.
>>Công nghiệp bán dẫn Trung Quốc “mắc kẹt” ở đâu?
Vì sao hai sự kiện nêu trên có ý nghĩa lớn? Nếu như trước đây, lao động giá rẻ là bệ đỡ cho “công xưởng toàn cầu” thì ngày nay, việc làm chủ công nghệ chip tiên tiến sẽ là tiền đề để Trung Quốc tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng về giá cả đối với hầu hết sản phẩm thông dụng trên thế giới.
Ngay thời điểm này, tiêu dùng tại Trung Quốc đang suy yếu, kéo theo khối lượng cực lớn hàng hóa tồn đọng như ô tô điện, pin năng lượng mặt trời, thiết bị nghe nhìn thông minh, quần áo, đồ dùng gia đình, kể cả công nghệ lạc hậu.
Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy thị phần hàng Trung Quốc cứ tăng 1 điểm phần trăm thì giá cả hàng hóa tiêu dùng tại Mỹ giảm 2%. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chưa biết trước thời điểm “bình thường hóa”, nhu cầu tiêu dùng yếu - các chuyên gia đánh giá thế giới lại ngập tràn hàng hóa Trung Quốc.
Về tổng quan, nếu hàng hóa Trung Quốc ngập tràn sẽ gây áp lực đến nhiều nền kinh tế nhỏ, muốn tự chủ, do không đủ lực để giảm giá dẫn đến doanh nghiệp đóng cửa, lao động mất việc làm.
Trong bối cảnh hiện nay, các nước phương Tây hiện xem Trung Quốc là một đối thủ kinh tế. EU và Anh đang xem xét liệu ô tô điện sản xuất ở Trung Quốc có đang được trợ giá một cách thiếu công bằng và nếu có, sẽ áp thuế nhập khẩu hoặc áp đặt hạn chế nhập khẩu.
Khi con đường lớn bít lại, các con đường nhỏ sẽ quá tải, các thị trường cận biên như các quốc gia ở Đông Nam Á có nguy cơ trở thành không gian cho hàng hóa Trung Quốc “tạm nhập tái xuất”, khiến nhiều quốc gia trước nguy cơ bị lôi kéo vào tranh chấp thương mại quy mô lớn.
Có thể bạn quan tâm
VEPR cảnh báo nguy cơ Việt Nam là "điểm trung chuyển" hàng hoá Trung Quốc sang Mỹ
04:45, 22/10/2020
Trump phản đòn, áp thuế bổ sung với 550 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc
11:01, 24/08/2019
Đàm phán bất thành, Trump sẽ áp thuế quan với tất cả hàng hóa Trung Quốc?
16:50, 27/11/2018
Trump có dễ dàng áp thuế 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc?
04:20, 02/09/2018
Mỹ sẵn sàng áp thuế 505 tỷ USD với hàng hóa Trung Quốc
11:00, 21/07/2018