Bình thường, rất hiếm hoi mới có một hãng hàng không mới ra đời, song đại dịch đã tạo cơ hội hiếm có cho những cái tên mới tại các thị trường nhỏ vốn bị các hãng lớn bỏ rơi trong những năm gần đây.
>>Lập hẳn hãng hàng không chuyên để… chở KOL miễn phí
Các công ty khởi nghiệp như Breeze Airways và Avelo Airlines - đại diện cho một thế hệ các hãng hàng không giá rẻ mới, lăm le phá vỡ “trật tự” thị trường bay hiện tại, giống như những kẻ “phá bĩnh” Jet Blue và Southwest Airlines đã làm nhiều thập kỷ trước đó. Họ đang sử dụng công nghệ làm một yếu tố khác biệt - ngoài giá vé rẻ và các tuyến đường thuận tiện.
Breeze, ra mắt một năm trước chủ yếu ở Bờ Đông nước Mỹ, hiện đang cung cấp giá vé một chiều 99 USD đến Los Angeles, San Francisco và Las Vegas. Họ vừa công bố dịch vụ từ Sân bay Quận Westchester, một lựa chọn thay thế phổ biến cho ba sân bay bận rộn của New York.
Avelo, bắt đầu từ năm ngoái ở Bờ Tây nước Mỹ, hiện đang thêm các tuyến đường như New Haven, Connecticut đến Orlando, Florida. Trong khi đó, PLAY, một hãng hàng không Iceland ra mắt năm ngoái, đang cung cấp các chuyến bay giá rẻ đến châu Âu, thông qua Reykjavik, từ Baltimore / Washington, D.C., Boston, New York và Orlando.
Dưới góc độ công nghệ, Breeze là sản phẩm trí tuệ của David Neeleman - người cũng thành lập JetBlue và các hãng hàng không khác - và họ đang áp dụng cách tiếp cận bằng công nghệ để phục vụ khách hàng. Hãng bay yêu cầu bạn phải đặt và quản lý các chuyến bay của mình thông qua một ứng dụng. Hành khách chỉ liên lạc với đại diện Breeze qua tin nhắn hoặc Facebook Messenger.
Công ty cho biết điều này giúp thời gian phản hồi nhanh hơn so với khi hành khách cầm điện thoại. Theo họ, khách hàng thường kết nối với đại lý trong vòng 5 đến 10 phút trong khi các cuộc gọi thường kéo dài tới 20 phút. Mặc dù vậy, những phản hồi trên trang Facebook của công ty cho thấy không phải ai cũng hứng thú với cách thức này.
>>Sun Group tham vọng gì ở hãng hàng không “siêu sang” Sun Air?
Không dễ để thành lập hãng hàng không mới trong trận đại dịch, khi mà COVID-19 đã giết chết ngành du lịch trong hơn 2 năm qua. Neeleman, Giám đốc điều hành, nói với tờ Axios: “Đại dịch khiến chúng tôi phải trì hoãn 1 năm, nhưng đồng thời cũng làm trầm trọng thêm việc cắt giảm các dịch vụ hàng không mà các thị trường lớn đã trải qua trong 5 năm qua. Đó là cơ hội của chúng tôi.”
Việc các hãng hàng không giá rẻ lao vào để hạ bệ các công ty hàng đầu trong ngành “là điều chúng ta từng thấy trước đây”, Adam Gordon, giám đốc điều hành và đối tác tại Boston Consulting Group, người lãnh đạo hoạt động hàng không của công ty, cho biết. Các hãng này tận dụng lợi thế của chi phí hoạt động thấp hơn, ví dụ như máy bay mới hơn với yêu cầu bảo trì thấp, giá nhân công thấp hơn và mô hình kinh doanh đơn giản.
“Khi các hãng bắt đầu ‘già đời’, chi phí lao động của họ có xu hướng tăng lên, máy bay cần được bảo dưỡng nhiều hơn và tất cả đều trở nên phức tạp hơn. Điều đó tạo ra không gian cho những người chơi mới”, Adam nói.
Tại thời điểm ra mắt vào tháng 2 năm 2000, JetBlue cũng từng là cái tên nổi bật với giá vé rẻ, máy bay mới và các tiện nghi dành cho hành khách như màn hình ghế ngồi, truyền hình vệ tinh và Wi-Fi miễn phí.
Các hãng hàng không khác đã buộc phải đáp trả bằng cách bổ sung các tiện nghi tương tự. Nhiều người cũng đã áp dụng cơ cấu định giá theo bậc cho ghế hạng phổ thông mà các hãng hàng không giảm giá đã đi tiên phong.
Ở Việt Nam, việc hãng hàng không giá rẻ Vietjet là hãng bay duy nhất có lãi thời gian dịch vừa qua cũng một phần cho thấy sự lợi hại của mô hình hàng không giá rẻ trong thời kinh tế khó khăn.
Có thể bạn quan tâm