Giai đoạn này, giá trị nội tại của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp vẫn đang ở vùng rất xấu, chưa có đột biến hay thay đổi về bản chất. Cho nên chủ điểm đầu tư ở đây là phải đặt vào định giá rẻ.
>>Đón đầu giai đoạn thị trường chứng khoán phục hồi
Thị trường chứng khoán (TTCK) trong phiên giữa tuần có rất nhiều điểm nhấn. Yếu tố tích cực đầu tiên là sự lan tỏa của dòng tiền, trong đó có thanh khoản thị trường đã lên đến 13.600 tỷ đồng, cùng độ rộng của thị trường với hàng trăm mã trần, cho thấy dấu hiệu hưng phấn của thị trường.
Khoảng hai tuần trở lại đây, chúng ta cũng bắt đầu thấy có những phiên nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhà đầu tư cá nhân bắt đầu mua ròng và cân lại việc bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thấy trong ngắn hạn, mọi thứ đang đang ủng hộ cho định hướng đi lên, mở ra kỳ vọng VN-Index phá ngưỡng 1.080 điểm và tiến lên những mục tiêu cao hơn của chỉ số như vùng 1.100 điểm.
Với góc nhìn của tôi, chúng ta đang nhìn sự tích cực về mặt thanh khoản, giá và chỉ số của VN-Index, nhưng ở sâu bên trong cũng có những điểm “gợn”. Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu quay trở lại bán ròng liên tục cũng trong 2 tuần trở lại đây, khoảng hơn 3.000 tỷ đồng.
Thứ hai, là yếu tố hưng phấn quá mức trên thị trường, khi những cổ phiếu ở thị giá nhỏ tăng trần và tăng rất mạnh, cũng là vấn đề mà chúng ta cần lưu ý trong thời điểm hiện tại.
Về nguyên nhân của nhà đầu tư nước ngoài bán ròng, theo tôi cần lưu ý ở chiều hướng có thể liên quan đến câu chuyện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp sửa họp FOMC trong tháng 6. Tính đến thời điểm hiện tại, Fed vẫn đang duy trì định hướng lãi suất ở nền cao, trong khi xu hướng lãi suất của Việt Nam về mặt chính sách đang ở chiều ngược lại. Điều đó có thể tạo áp lực lên dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, khi họ đã mua cổ phiếu rất nhiều ở vùng định giá rẻ thì đây cũng có thể là thời điểm các nhà đầu tư bắt đầu chốt lời.
Từ đầu năm 2023 đến nay, chính sách của Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là hướng vào việc hỗ trợ, trong đó NHNN đã hạ lãi suất điều hành đến lần thứ ba liên tiếp, nhưng chúng ta còn phải chờ các tín hiệu khởi sắc từ nền kinh tế thông qua các chỉ báo như IIP, PMI.
Đơn cử như chỉ số IPP trong tháng 5 đã có sự tăng nhẹ 0,1% lên 2,2%, cũng là tín hiệu tích cực, song về bản chất vẫn chưa thay đổi quá nhiều. Nền kinh tế nói chung dù dưới sự hỗ trợ của chính sách, nhưng chưa có cải biến thực sự sẽ là áp lực trong giai đoạn 6 tháng cuối năm.
>>Cơ hội đầu tư cổ phiếu đặc thù
Đối với TTCK trong tháng 6, chúng ta vẫn phải chờ khi chính sách hỗ trợ đã tương đối nhiều và nền kinh tế có bật lên hay không. Nếu không bật lên được, thì thậm chí NHNN sẽ phải có biện pháp hỗ trợ mạnh tay hơn nữa.
Theo quan điểm của tôi, chúng ta sẽ thấy thị trường tăng lên với kỳ vọng phục hồi dựa vào chính sách. Tuy nhiên, kỳ vọng đó phải phản ánh vào nền kinh tế và thể hiện qua các yếu tố phục hồi rõ ràng hơn.
Có một vấn đề rất tích cực nữa trong các chỉ báo của tháng 5 đó chính là CPI, chỉ tăng 2,34% cho thấy lạm phát không phải là một vấn đề lớn đối với Việt Nam, khi nó vẫn trong xu hướng đi xuống và duy trì ở mức thấp.
Tôi cho rằng, nền kinh tế có 2 hướng rất rõ ràng mà chúng ta có thể theo dõi đó là đảo chiều chính sách sẽ rất khó, mà vấn đề là hỗ trợ mạnh hơn hay duy trì sự ổn định này. Thực tế, nếu lãi suất điều hành thấp xuống thì các khoản tiền gửi tiết kiệm trong thời kỳ cuối năm 2022 đầu 2023 đáo hạn và khi họ phải gửi lại với lãi suất thấp sẽ dẫn đến dòng tiền đó rút ra, không gửi ngược trở lại nữa. Điều này xét về mặt tổng thể là tốt cho TTCK, vì dòng tiền có thể sẽ chấp nhận chảy vào những kênh có hiệu suất cao hơn. Nhưng mặt khác, đối với thanh khoản của thị trường cũng như trong nền kinh tế, sẽ gây áp lực lên các ngân hàng đối với việc tiếp tục huy động.
Vì vậy, nếu để NHNN hạ tiếp lại suất lần bốn luôn sẽ là hơi sớm, chưa kể còn liên quan đến việc Fed sẽ họp vào khoảng ngày 15-16/6 này. Gần đây, bắt đầu có quan điểm trong giới đầu tư rằng Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm. Nếu như vậy sẽ là một vấn đề rất khác, có thể tạo áp lực lên tỷ giá và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Trong giai đoạn này, để đầu tư có hiệu quả trên TTCK, chúng ta cần có logic phân tích kĩ thuật gắn với ý tưởng đầu tư. Dưới góc nhìn cá nhân tôi, thị trường từ cuối năm 2022 đến nay đã tăng bởi ba yêu tố chính đó là: định giá rẻ, các yếu tố bất ngờ và sự kỳ vọng về mặt chính sách. Còn về giá trị nội tại của nền kinh tế, cũng như các doanh nghiệp vẫn đang ở những vùng rất xấu, chưa có sự đột biến, hay thay đổi về bản chất. Cho nên chủ điểm đầu tư ở đây là phải đặt vào định giá rẻ, theo phân tích cơ bản thì định giá qua P/B và P/E.
Đồng thời, nhìn ngược lại lịch sử của doanh nghiệp so với trung bình ngành, hoặc với chính cổ phiếu đó. Riêng mặt kĩ thuật, chúng ta sẽ nhìn vào yếu tố quan trọng đó là nền giá và vùng tích lũy.
Ví dụ một cổ phiếu ở vùng tích lũy rất dài từ 4-5 tháng trong giai đoạn vừa qua và gần như không tăng trong giai đoạn sóng vừa rồi so với những cổ phiếu khác. Đây gọi là nền tích lũy và đó cũng là vùng mà yếu tố cung đang cạn dần, thể hiện qua khối lượng giao dịch ngày càng cạn kiệt đi, đến khi bắt đầu có sự bùng nổ sẽ đi lên.
Một điều quan trọng nữa là thị trường đi lên từ cuối 2022, nhiều cổ phiếu đã có thị giá tăng rất nhiều, nên giá của thị trường cũng tương đối cao. Nếu mọi người để ý, cổ phiếu giá cao đã chạy nhiều sẽ không tăng mạnh trong đợt này, mà thị trường sẽ vẫn tập trung vào câu chuyện giá rẻ.
Có thể bạn quan tâm
04:50, 28/05/2023
05:03, 27/05/2023
03:45, 27/05/2023
05:02, 30/05/2023