Thị trường lao động khát nhân sự Tài chính - Ngân hàng chất lượng cao

NGUYỄN HÀ 14/04/2024 20:54

Nguồn cung nhân lực không ngừng gia tăng về "lượng", cải thiện về "chất" nhưng chưa đáp ứng, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn đang đứng trước thách thức bởi thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

>>>Đừng quên “mỏ vàng” nhân lực Việt Nam ở nước ngoài!

Cả nước hiện có gần 1 triệu doanh nghiệp, trong đó hơn 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP năm 2025 dự kiến đạt khoảng 55% và tăng lên 60-65% GDP 5 năm sau đó.

Chính phủ đặt mục tiêu nâng năng suất lao động khu vực tư tăng 5% một năm. Khoảng 35-40% doanh nghiệp tư nhân có hoạt động đổi mới sáng tạo hằng năm, tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Việc này nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân với nhóm dẫn đầu ASEAN-4.

Hội thảo cơ hội cho sinh viên NTU học tập và trải nghiệm tại Hàn Quốc năm 2024

Hội thảo cơ hội cho sinh viên NTU học tập và trải nghiệm tại Hàn Quốc năm 2024

Theo báo cáo của Chính phủ, việc đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn với khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến phát triển nhanh, bền vững. Thực tế, trình độ nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu trong các ngành, lĩnh vực mới. Tình trạng mất cân đối về cơ cấu trình độ, ngành, vùng miền vẫn là điểm yếu trong việc phát triển nhân lực của Việt Nam.

Hiện nay, nguồn cung nhân lực cho thị trường lao động không ngừng gia tăng về số lượng, cải thiện về chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều ngành kinh tế mũi nhọn đang đứng trước thách thức bởi thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trước những thách thức của nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì luôn cần có nền tảng tài chính vững mạnh, cơ cấu vốn chủ và vốn tín dụng hợp lý. Qua mỗi đợt kinh tế suy thoái thì càng thấy rõ vai trò của người làm quản trị tài chính trong doanh nghiệp hay định chế tài chính rất quan trọng. Nên xu thế tất yếu là doanh nghiệp nào cũng cần phải có nhân sự chất lượng làm về tài chính doanh (Gọi vốn, huy động vốn, quản trị thanh khoản, đưa ra chính sách thanh toán, tín dụng công nợ, điều tiết phân phối lợi nhuận, quản trị rủi ro…).

Bên cạnh đó, các ngân hàng, các định chế tài chính, công ty chứng khoán, fintech (gọi chung là các định chế tài chính) của chúng ta mới đang còn giai đoạn đầu của sự phát triển, nên động lực tăng trưởng cho ngành tài chính -  ngân hàng là rất lớn và dài hạn, thuận chiều với sự phát triển của đất nước. Nhu cầu nhân sự chất lượng cho các định chế tài chính tiếp tục tăng theo sự tăng trưởng của ngành trong những năm tới.

>>>Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng

>>>Phát triển hệ sinh thái và nguồn nhân lực ngành bán dẫn

Theo Tiến sỹ Chu Tuấn Linh - Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng (Trường Đại học Nguyễn Trãi), các doanh nghiệp, các định chế tài tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển về quy mô, không chỉ tại trong nước mà còn vươn ra toàn cầu. Nên nhu cầu tuyển dụng nhân sự đối với người học ngành tài chính - ngân hàng sẽ tăng theo tốc độ phát triển của các doanh nghiệp, các định chế tài chính; Thu nhập của nhân sự làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng theo thống kê tại thời điểm 31/12/2023 ở các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán từ 20 triệu/ tháng - 45 triệu đồng/ tháng, các nhân sự tài chính ở các doanh nghiệp từ 15 triệu/ tháng - 40 triệu/ tháng (tùy vào năng lực, cống hiến của nhân sự cho tổ chức). Theo đó, các sinh viên theo học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng cần chủ động gắn liền giữa học và kết hợp trải nghiệm thực tiễn: Sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng, làm thêm bán thời gian tại các định chế tài chính…. Thì sẽ luôn có cơ hội chính phục được các nhà tuyển dụng với thu nhập hấp dẫn.

Tiến sỹ Chu Tuấn Linh - Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng (Trường Đại học Nguyễn Trãi)

Tiến sỹ Chu Tuấn Linh - Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng (Trường Đại học Nguyễn Trãi)

Theo ông Vũ Duy Hưởng - Phó giám đốc ngân hàng NCB Bắc Ninh, các ngân hàng luôn chủ động tuyển dụng những nhân sự trẻ, năng động từ các trường đại học được đào tạo bài bản và có nhiều trải nghiệm thực tập hay làm bán thời gian tại các định chế tài chính.

Hiện nay, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chương trình giảng dạy và phương thức đào tạo ở trường đại học cũng phải thay đổi. Các đơn vị cần nghiên cứu, bổ sung thêm những chuyên ngành đào tạo về công nghệ thông tin, blockchain, trí tuệ nhân tạo... đồng thời, chú trọng trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng công nghệ thông tin để phục vụ công việc sau khi tốt nghiệp. Sự học là quá trình liên tục, kết hợp phương pháp luận và ứng dụng linh hoạt thực tiễn: Dĩ bất biến ứng vạn biến.

Theo Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam cần hỗ trợ phát triển mạnh mẽ về nhân lực, lực lượng lao động có kỹ năng để chuyển đổi thành nền kinh tế thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Việt Nam phải sắp xếp lại cơ cấu quản trị lĩnh vực giáo dục đại học nhằm tạo điều kiện phát triển và cải thiện chất lượng; phân bổ ngân sách đầy đủ, có cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học đổi mới sáng tạo, cải thiện kết quả đầu ra.

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4-1/5: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói gì?

    Đề xuất nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4-1/5: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói gì?

    21:01, 08/04/2024

  • Đề xuất đổi lịch làm việc để người lao động được nghỉ lễ 5 ngày

    Đề xuất đổi lịch làm việc để người lao động được nghỉ lễ 5 ngày

    19:27, 04/04/2024

  • Hải Dương: Cần 54.000 lao động cho các doanh nghiệp

    Hải Dương: Cần 54.000 lao động cho các doanh nghiệp

    15:15, 04/04/2024

  • Đoàn thanh niên TKV với phong trào “tuổi trẻ sáng tạo” trong lao động sản xuất

    Đoàn thanh niên TKV với phong trào “tuổi trẻ sáng tạo” trong lao động sản xuất

    07:00, 25/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thị trường lao động khát nhân sự Tài chính - Ngân hàng chất lượng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO