Quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, "cởi trói" cho doanh nghiệp

Vinh Đức 07/02/2020 04:50

"Chỉ sau 23 ngày nộp hồ sơ xin đầu tư xây dựng nhà máy, doanh nghiệp đã được tỉnh Quảng Trị cấp chủ trương đầu tư", câu chuyện đã được lan tỏa tới các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào tỉnh này.

fffjhfjhfh

Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua rất quyết liệt trong công tác chỉ đạo thúc đẩy mạnh mẽ cải cách TTHC

“Rườm rà” các thủ tục…

Nhiều chuyên gia cho rằng, sự phức tạp, rườm rà, thậm chí chồng chéo của các thủ tục hành chính (TTHC) đang tạo nên gánh nặng rất lớn cho các doanh nghiệp, cũng như làm mất cơ hội đầu tư, gây rủi ro cho doanh nghiệp.

Câu chuyện các doanh nghiệp “khóc ròng” vì các TTHC xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực, ngay như lĩnh vực xây dựng. Mọi khâu trong quá trình đầu tư xây dựng dự án bất động sản hiện vẫn còn khá rườm rà, đặc biệt, những TTHC ở giai đoạn đầu (khâu chuẩn bị dự án) là phức tạp, rườm rà nhất.

fyjhfjfjfj

Khi đi xin chấp thuận đầu tư dự án, chủ đầu tư phải trải qua “thiên la địa võng” thủ tục và phải làm việc với rất nhiều “cửa”. Ảnh minh họa

Đơn cử như khi xin chấp thuận đầu tư dự án, ở khâu thẩm định dự án, chủ đầu tư (CĐT) phải trải qua “thiên la địa võng” thủ tục và phải làm việc với rất nhiều “cửa”. Như để xin thẩm định 1 dự án đầu tư xây dựng tại địa phương, doanh nghiệp phải làm việc đồng thời với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên- Môi trường, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố… Như vậy, doanh nghiệp phải làm việc tổng cộng với 4, 5 cơ quan một cách độc lập mà không có một cửa thống nhất, một đầu mối giải quyết.

Chính vì phải “chạy” lòng vòng qua nhiều cửa như hiện nay mà từ 1 thủ tục phải thành 5 – 6 thủ tục; thời gian thực hiện 1 thủ tục từ 15 ngày trên lý thuyết thành 5 – 6 tháng, thậm chí có thể lâu hơn. “Một dự án của doanh nghiệp mà chúng tôi từng hỗ trợ, việc chỉ xin một thủ tục là đóng bổ sung tiền sử dụng đất, đã phải làm việc với rất nhiều nơi như UBND thành phố, Sở Tài nguyên- Môi trường… mà đến gần 2 năm nay vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải quyết xong”, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp, giám đốc công ty Luật HPVN chia sẻ.

Cũng theo luật sư Hiệp, chính việc TTHC còn phức tạp, rườm rà ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, một mặt nó tạo gánh nặng cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các TTHC, từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác, vì diễn biến của thị trường BĐS luôn lên xuống thất thường, do đó TTHC phức tạp, kéo dài sẽ làm mất cơ hội đầu tư, gây rủi ro cho doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu TTHC càng phức tạp, doanh nghiệp tốn nhiều chi phí, chịu nhiều tổn thất trong khâu làm thủ tục, thì những chi phí tổn thất đó nhiều doanh nghiệp đã hạch toán hết vào giá bán, điều này khiến người mua chịu thiệt. 

Bệnh viện Vinmex đang được đầu tư xây dựng tại TP Hạ Long

Hiện nay tỉnh Quảng Ninh đã trở thành “mảnh đất vàng” cho các nhà đầu tư hướng đến (Hình ảnh bệnh viện Vinmex đang được đầu tư xây dựng tại TP Hạ Long).

… Phải "cởi trói" cho doanh nghiệp

Trở lại câu chuyện vị nguyên chủ tịch tỉnh Quảng Trị từng chia sẻ với báo chí, việc chỉ sau 23 ngày nộp hồ sơ xin đầu tư xây dựng nhà máy, một doanh nghiệp đã được tỉnh Quảng Trị cấp chủ trương đầu tư trở thành câu chuyện được lan tỏa tới các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào tỉnh này. Đó là minh chứng rõ ràng cho sự đơn giản thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút nhà đầu tư của lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.

Có thể thấy, những năm qua tỉnh Quảng Trị rất nỗ lực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), trong đó tập trung vào đơn giản hóa TTHC, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Từng là tuyến lửa trong kháng chiến chống Mỹ, Quảng Trị hôm nay đang chuyển mình theo công cuộc đổi mới, phát triển chung của đất nước. Không riêng Quảng Trị, thời gian qua, công tác CCHC tại nhiều địa phương cũng đang được triển khai quyết liệt.

Những nỗ lực trong CCHC nhằm cải thiện môi trường đầu tư mà tỉnh Quảng Ninh tập trung ưu tiên triển khai là một ví dụ điển hình. Hiện nay tỉnh này đã trở thành “mảnh đất vàng” cho các nhà đầu tư hướng đến.

Nhìn Quảng Ninh trong vài năm trở lại đây có thể thấy, địa phương này đã thu hút, huy động được nguồn lực lớn từ các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược như các Tập đoàn Vingroup, Sungroup, FLC, MyWay... đầu tư các dự án lớn trên các lĩnh vực với tổng vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng đã được triển khai đồng loạt.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ động loại bỏ thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng không cần thiết

    Chủ động loại bỏ thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng không cần thiết

    11:01, 22/11/2019

  • Tiếp tục gỡ bỏ

    Tiếp tục gỡ bỏ "rào cản" thủ tục hành chính

    16:45, 08/11/2019

  • Uỷ ban Kinh tế đề nghị quyết liệt cắt giảm thủ tục hành chính trên 3 lĩnh vực

    Uỷ ban Kinh tế đề nghị quyết liệt cắt giảm thủ tục hành chính trên 3 lĩnh vực

    10:22, 21/10/2019

Tại hội nghị đối thoại cấp cao về đề tài cải thiện môi trường đầu tư và thương mại Việt Nam diễn ra cuối năm 2019, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua rất quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế -xã hội đất nước, trong đó, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

"Để hoạt động cắt giảm điều kiện kinh doanh thực chất hơn và thật sự đi vào cuộc sống, “cởi trói” cho doanh nghiệp, Chính phủ sẽ căn cứ trên những tiêu chí rõ ràng để đánh giá các điều kiện kinh doanh và tính toán việc cắt giảm, đơn giản hóa. Từ tiêu chí đó, các bộ, ngành có phương án cắt giảm phù hợp và cũng là cơ sở để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện trên thực tế, bảo đảm mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, "cởi trói" cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO