Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung bị trì hoãn: Khi con tính lợi ích chưa chín muồi!

Cẩm Anh 07/11/2019 16:06

Việc thỏa thuận Mỹ - Trung tiếp tục bị dời sang tháng 12 đã tiếp tục đặt ra câu hỏi, liệu giai đoạn 1 của cuộc chiến thương mại có kết thúc trong năm nay?

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung tiếp tục bị trì hoãn

Dù còn nhiều đồn đoán, nhưng nhiều khả năng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung sẽ không được ký trong năm nay

Sự trì hoãn cần thiết

Reuters dẫn thông tin từ một quan chức cấp cao bên thuộc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, cuộc gặp giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để ký thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" sẽ bị hoãn đến tháng 12.

Hiện nay, hai bên vẫn đang tiếp tục thảo luận về các điều khoản trong thỏa thuận và địa điểm tổ chức ký. Quan chức này cũng không loại trừ khả năng hai bên không thể đạt được thỏa thuận thương mại tạm thời, ít nhất là trong năm nay.

Có thể bạn quan tâm

  • TikTok tuyên bố độc lập với Trung Quốc, Mỹ vẫn hoài nghi

    TikTok tuyên bố độc lập với Trung Quốc, Mỹ vẫn hoài nghi

    15:00, 07/11/2019

  • Mỹ lo ngại tụt hậu về trí thông minh nhân tạo so với Trung Quốc

    Mỹ lo ngại tụt hậu về trí thông minh nhân tạo so với Trung Quốc

    17:00, 06/11/2019

  • Hậu thỏa thuận Mỹ - Trungp/Kỳ I: Khó hóa giải bất đồng chiến lược

    Hậu thỏa thuận Mỹ - Trung Kỳ I: Khó hóa giải bất đồng chiến lược

    15:11, 06/11/2019

  • Mỹ đang muốn làm chậm bước tiến công nghệ Trung Quốc

    Mỹ đang muốn làm chậm bước tiến công nghệ Trung Quốc

    07:00, 06/11/2019

Có thể thấy, việc cuộc gặp dự kiến diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh tại Chile vào giữa tháng 11 bị hủy đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ hoàn thiện thỏa thuận của hai bên. Mặc dù hàng chục địa điểm đã được đề xuất làm nơi tổ chức cuộc họp, tuy nhiên tất cả các phương án đều đã bị loại trừ.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, điều này không phải không có lợi cho Tổng thống Mỹ, ông Trump luôn muốn một thỏa thuận có lợi cho Mỹ, ít nhất là để có thể dễ dàng được Quốc hội chấp thuận.

Cho đến nay, thỏa thuận này dường như có lợi cho nông dân Mỹ bằng việc Trung Quốc cam kết tăng mua hàng nông sản và giúp một số doanh nghiệp Mỹ tiếp cận nhiều hơn với thị trường Trung Quốc. Nhưng về nguyên tắc, các phạm vi, giới hạn và những chi tiết cụ thể, một trong những điều đã làm hỏng các cuộc đàm phán với Trung Quốc trong quá khứ vẫn chưa được đưa vào văn bản. 

Cụ thể, Washington mong muốn Trung Quốc cam kết tăng mua 40 tỷ đến 50 tỷ USD các sản phẩm nông nghiệp Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ đã không nêu rõ những sản phẩm nào sẽ được mua, hoặc làm thế nào đạt được con số 50 tỷ USD vào trong bản thỏa thuận.

Theo các nhà phân tích, mức nhập khẩu đó dường như khó đạt được nếu phía Mỹ không có những chỉ dẫn cụ thể. Có khả năng thịt lợn sẽ đóng góp nhiều trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc nhờ nhu cầu lớn của quốc gia này.

Nhưng rõ ràng, con số này dường như vẫn khó có tính khả thi khi xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc vào thời điểm đạt đỉnh chỉ rơi vào khoảng 25,5 tỷ USD.

Về phía Trung Quốc, chiến thắng lớn nhất là lời hứa của ông Trump về việc sẽ hủy bỏ việc tăng thuế vào ngày 15/10. Khi cuộc đàm phán vẫn được tiếp tục, có khả năng các quan chức Mỹ cũng có thể hủy bỏ kế hoạch áp thuế 15% đối với khoảng 150 tỷ USD hàng hóa bổ sung vào tháng 12 nếu mọi việc suôn sẻ.

Do đó, các nhà đàm phán của Mỹ sẽ có thêm thời gian để các thỏa thuận giữa hai bên được đưa vào trong văn bản một cách hoàn thiện nhất.

Mỹ, Trung - ai lợi hơn ai?

Vẫn còn nhiều giai đoạn đàm phán giữa hai bên trong tương lai

Phó Tổng thống Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steve Mnuchin sẽ còn nhiều giai đoạn đàm phán trong tương lai

Mặc dù vậy, cần phải nhìn nhận rằng, việc những mối quan tâm chính liên quan đến sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường... có khả năng không được đưa vào thỏa thuận lần này. Do đó, điều này khó có khả năng làm hài lòng Quốc hội Mỹ và cản trở sự nghiệp của Tổng thống Trump.

Theo đó, dù một số biện pháp liên quan đến sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ sẽ được đưa vào thỏa thuận Giai đoạn 1, với các biện pháp bảo vệ sẽ được bổ sung trong các giai đoạn sau. Nhưng, các quy định quan trọng liên quan đến việc thực thi đã không được các nhà đàm phán Trung Quốc lên kế hoạch để ban hành cho đến tháng 1/2020.

Một trong những lo ngại chính được các nhà đàm phán Mỹ băn khoăn là liệu Trung Quốc có tuân theo những điều khoản mà họ đưa ra hay không. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết thỏa thuận lần này sẽ thiết lập một quy trình tham vấn rất công phu,nhưng "các điều khoản chi tiết vẫn đang được giải quyết".

Điều này sẽ làm các quan chức Mỹ quyết định giữ lộ trình thuế quan hiện tại như một cơ chế giám sát việc thực thi của Trung Quốc. Nhưng nó cũng mâu thuẫn với mong muốn xóa bỏ đợt áp thuế mới của cường quốc châu Á. Do vậy, nếu hai bên không đạt được sự cân bằng trong ý định của hai bên, thỏa thuận mới có khả năng chưa được ký kết trong năm nay.

Trong quá khứ, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được các dự thảo thỏa thuận thương mại trước đó tại Buenos Aires vào tháng 12 năm ngoái và tại Osaka, Nhật Bản, vào tháng 6 năm nay, nhưng chỉ để thấy chúng nhanh chóng sụp đổ. Điều đó cũng làm nhiều chuyên gia do dự về tương lai của thỏa thuận.

Ted Bauman, nhà phân tích và kinh tế cấp cao của Banyan Hill Publishing cho biết, phần lớn vấn đề trong các cuộc đàm phán thương mại hai bên là có nhiều luồng quan điểm tồn tại trong nội bộ chính quyền Trump.

"Các nhóm diều hâu muốn cố gắng cô lập Trung Quốc và buộc quốc gia này phải thay đổi hệ thống chính trị và kinh tế. Trong khi người theo chủ nghĩa thực dụng, như Tổng thống Trump chỉ muốn loại bỏ các rào cản đối với thương mại và khiến người Trung Quốc ngừng ăn cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp cho các nhà xuất khẩu của họ. Việc xuất hiện đại diện của của hai luồng quan điểm này trong phái đoàn đàm phán đã cản trở sự thành công của thỏa thuận", ông phân tích.

Tuy nhiên, dù bằng cách nào, lợi thế của thỏa thuận giai đoạn 1 nhất định phải thuộc về phía Mỹ. Tại sao điều này lại cần thiết đến như vậy? Mỹ muốn nhắc nhở Trung Quốc rằng, họ mới chính là cường quốc số một toàn cầu.

Mỹ có lợi thế là quốc gia có lượng trữ lượng vàng nhiều nhất, nền kinh tế mạnh mẽ, cũng như sở hữu nền quốc phòng đáng gờm nhất. Khi Trung Quốc tìm cách tự coi mình là siêu cường tiếp theo, Mỹ dường như quyết tâm nhắc nhở họ rằng - (Trung Quốc) vẫn chỉ đứng ở vị trí số hai.

Do đó, việc kéo dài thương chiến vẫn có lợi với Mỹ hơn là Trung Quốc. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung bị trì hoãn: Khi con tính lợi ích chưa chín muồi!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO