"Thoát" ô nhiễm không khí ở Hà Nội: Trông chờ những... cơn mưa?

Anh Duy 16/12/2019 14:48

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội liên tục ở ngưỡng tím, thậm chí nhiều điểm đã chạm ngưỡng nâu, khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà. Đáng nói, giải pháp được trông chờ vào... những cơn mưa.

Trước tình trạng ô nhiễm không khí mức báo động trong những ngày qua tại Hà Nội, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch tại Việt Nam nhận định, trong những ngày qua, tình trạng ô nhiễm không khí liên tục gia tăng.

trong các ngày từ 10 - 13/12 chỉ số chất lượng không khí (AQI) ngày đã chạm ngưỡng rất xấu (giá trị từ 201-300).

Trong các ngày từ 10 - 13/12 chỉ số chất lượng không khí (AQI) ngày đã chạm ngưỡng rất xấu (giá trị từ 201-300).

Chính quyền "án binh bất động"?

Điều đáng nói là các cơ quan chức năng vẫn đang “án binh bất động”. Cũng như những lần trước, không khí tại Hà Nội ô nhiễm chỉ cải thiện và chấm dứt khi xuất hiện những cơn mưa rào. Điều này cho thấy việc giảm ô nhiễm không khí vẫn trông chờ vào… tự nhiên.

Trong khi đó, những công trình xây dựng vẫn đang thải bụi, những chiếc xe vận chuyển vật liệu không được che đậy kỹ càng, những con đường đầy cát bụi… vẫn là cảnh thường thấy ở Hà Nội.

Cùng quan điểm, GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho rằng, Hà Nội đang bước vào đợt ô nhiễm ở mức nghiêm trọng nhưng không có một đơn vị nào của thành phố đứng ra cảnh báo, nhìn thẳng vào thực trạng này.

Theo GS. TS Hoàn Xuân Cơ, ô nhiễm không khí không phải vấn đề mới nhưng để giải quyết được, cần có sự quyết tâm đầu tư cả về công sức, trí tuệ và thời gian vì có thể kéo dài nhiều năm. 

“Chúng ta có đủ nguồn lực để làm tình hình trở nên khả quan hơn, nhưng hiện chưa có đơn vị nào dám đứng ra làm và dám chịu trách nhiệm. Tôi chưa nhìn thấy vai trò quản lý của các sở, ngành của Hà Nội trong những ngày không khí ô nhiễm”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ chia sẻ.

Trong khi đó, Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ ngày 14 đến ngày 18/12, khu vực Bắc Bộ chủ yếu nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, đêm và sáng sớm trời rét. Khoảng ngày 19 và 20.12, có mưa và mưa rào, trời chuyển rét.

Có thể bạn quan tâm

  • Ô nhiễm không khí "khủng khiếp": Người dân cần làm gì để "tự cứu mình"?

    00:00, 16/12/2019

  • Ô nhiễm không khí “khủng khiếp”: Hà Nội xin hãy... vội hơn, quyết liệt hơn

    16:00, 14/12/2019

  • Ô nhiễm không khí Hà Nội: Hệ quả của sự “không vội”

    11:00, 13/12/2019

  • Người dân phải chịu ô nhiễm không khí đến khi nào?

    15:10, 12/12/2019

  • Ô nhiễm không khí tiếp tục ở ngưỡng nguy hiểm

    11:00, 11/12/2019

  • Cảnh báo ô nhiễm không khí tại miền Bắc: SOS!

    13:50, 09/12/2019

  • Cử tri lo lắng về tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước

    11:44, 21/10/2019

  • Ô nhiễm không khí: Thay vì hoài nghi AirVisual, cần bắt tay vào hành động

    05:00, 11/10/2019

  • Cần một “chương trình quốc gia” về xóa bỏ ô nhiễm không khí

    05:19, 04/10/2019

  • Ô nhiễm không khí và trách nhiệm bị... lãng quên!

    05:35, 02/10/2019

  • Ô nhiễm không khí - “Kẻ giết người” thầm lặng!

    00:05, 02/10/2019

  • Lần đầu tiên Hà Nội công bố cụ thể 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

    05:05, 02/10/2019

Tương tự, thời tiết Hà Nội từ nay tới 18/12, trời chủ yếu nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, đêm và sáng sớm trời rét. Khoảng ngày 19 và 20/12, khu vực Hà Nội có khả năng xảy ra mưa và mưa rào. Đến thời điểm này, có thể chất lượng không khí sẽ được cải thiện. Như vậy, việc cải thiện chất lượng không khí vẫn trông chờ vào những… cơn mưa. 

Hạn chế ra khỏi nhà và vận động tập thể dục

Trước thực tế này, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo, người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).

Đồng thời, nên vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Cùng với đó, người dân cũng nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống, đặc biệt hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga.

Bộ Y tế cũng lưu ý thêm, người dân nên trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

Riêng đối với trường hợp người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn.

Người dân cũng nên hạn chế tối đa đi ra ngoài, đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. Bên cạnh đó, cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời…

Liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội, kết quả quan trắc của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) mới đây cho thấy, trong các ngày từ 10 - 13/12 chỉ số chất lượng không khí (AQI) ngày đã chạm ngưỡng rất xấu (giá trị từ 201-300).

Theo đó, giá trị trung bình 24 giờ của bụi mịn PM2.5 tại các thành phố từ đầu tháng 12 tới nay nhìn chung có xu hướng tăng. Trong các ngày từ 7/12 đến 12/12, tại Hà Nội, Việt Trì (Phú Thọ), TPHCM đã ghi nhận giá trị trung bình 24 giờ của PM2.5 vượt quá giới hạn cho phép.

Riêng tại Hà Nội, có trạm đo được giá trị trung bình 24 giờ của PM2.5 vượt quá giới hạn cho phép gần 2-3 lần. Số liệu quan trắc tại các trạm ở Khánh Hòa và Đà Nẵng cũng có xu hướng tăng nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Kết quả tính toán AQI ngày cho thấy, tại Hà Nội, chất lượng không khí ở mức xấu trong các ngày từ 9-12/12. Tại Việt Trì và Huế, chất lượng không khí đã chạm ngưỡng xấu trong ngày 12/12, còn tại Hạ Long, TPHCM chất lượng không khí cũng ở mức kém.

Tại Hà Nội, từ ngày 7/12 đến 12/12, giá trị trung bình 24 giờ của PM2.5 liên tục vượt quá giới hạn cho phép tại tất cả các trạm. Số liệu đo tại một số trạm đặt tại Minh Khai, Đại sứ quán Pháp cho thấy giá trị vượt quá giới hạn cho phép trên 3 lần trong các ngày từ 11/12 đến 12/12.

Kết quả tính toán AQI ngày tại các trạm cho thấy, từ ngày 8/12 đến 12/12, chất lượng không khí liên tục ở mức xấu. Trong ngày 11/12 và 12/12, kết quả quan trắc tại một số trạm cho thấy AQI đã chạm ngưỡng rất xấu (AQI >200).

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Thoát" ô nhiễm không khí ở Hà Nội: Trông chờ những... cơn mưa?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO