Thông điệp nào từ quan hệ đối tác chiến lược ba bên Aukus?

Diendandoanhnghiep.vn Việc thành lập liên minh Mỹ-Anh-Australia cho thấy Mỹ đang dần thúc đẩy mạnh mẽ việc thiết lập quan hệ đối tác đồng minh để đối trọng với Trung Quốc.

Joe Biden đã cùng với các nhà lãnh đạo của Vương quốc Anh và Úc công bố quan hệ đối tác an ninh mới. Ảnh: Brendan Smialowski / AFP / Getty Images

Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng với Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison công bố sáng kiến Aukus. Ảnh: Brendan Smialowski / AFP / Getty Images

Trong buổi họp trực tuyến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã công bố quan hệ đối tác ba bên Aukus.

Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, đây là những nỗ lực "sẽ giúp duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". Sáng kiến này đã được đưa ra liên quan đến sự hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là quyết định đưa Australia trở thành một trong số ít các quốc gia có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, đồng thời trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới mà Mỹ cùng phối hợp chế tạo tàu ngầm hạt nhân.

Thủ tướng Morrison cho biết, đội ngũ từ ba quốc gia sẽ cùng lập kế hoạch trong 18 tháng tới để xây dựng đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử của Australia. Quá trình xây dựng sẽ được thực hiện tại thành phố Adelaide, phía nam Australia. Dự án này sẽ giúp Australia trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới có tàu ngầm hoạt động bằng năng lượng nguyên tử.

Mặc dù các quan chức Hoa Kỳ nói rằng bước đi này không phải để đối phó với Bắc Kinh. Tuy nhiên, các chuyên gia địa chính trị nhận định, sáng kiến Aukus đã ra tín hiệu dịch chuyển về chiến lược và chính sách trên toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Cả ba nước đều có mục tiêu nhất định trong việc thành lập sáng kiến này. Về lý thuyết, Mỹ hoàn toàn có thể làm việc trực tiếp với đối tác Australia về việc chuyển giao công nghệ nhạy cảm. Tuy nhiên, Vương Quốc Anh đang muốn tham gia nhiều hơn vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là sau khi nước này rút khỏi EU.

Do đó, đây sẽ là cơ hội để Anh gia tăng sự hiện diện tại khu vực này và thực hiện chiến lược “nước Anh toàn cầu”. The Guardian trích nguồn tin của một quan chức cấp cao Nhà Trắng tiết lộ, Anh là quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ sáng kiến này và có vai trò cung cấp động cơ nguyên tử cho tàu ngầm mới của Úc. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng việc tham gia Aukus là nguyên do khiến Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tiến hành một cuộc cải tổ lớn đối với nội các của mình, bao gồm cả việc bổ nhiệm lại vị trí ngoại trưởng.

Mặt khác, Anh có đầy đủ yếu tố để tham gia vào liên minh này với Mỹ. Quốc gia này là đồng minh lâu năm của Mỹ và là cường quốc chế tạo, vận hành các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đẳng cấp thế giới trong hơn 60 năm. Đồng thời, thông qua quá trình thiết kế và chế tạo động cơ sẽ thu hút và đào tạo các kỹ thuật viên có tay nghề cao trên khắp nước Anh, từ đó thúc đẩy đầu tư vào một số lĩnh vực công nghệ cao của quốc gia này.

Tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân lớp Virginia Block III USS Delaware. Ảnh: Hải quân Mỹ

Tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân lớp Virginia Block III USS Delaware. Ảnh: Hải quân Mỹ

Đối với Mỹ, mối quan hệ đối tác này khởi đầu cho một loạt các cam kết ngoại giao của Tổng thống Biden, dự kiến sẽ được bắt đầu vào mùa thu này với các cuộc họp của Liên Hợp Quốc, hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo châu Á ở Nhà Trắng đến các cuộc đàm phán Nhóm 20 tại Italy vào tháng 10 tới.

William Choong, nhà nghiên cứu cao cấp từ Viện Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Khu vực nhận định, Tổng thống Biden đang dần tập trung vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tại biển Đông. Thêm vào đó, tình hình khu vực luôn tiềm ẩn rủi ro khi Triều Tiên tiến hành thử tên lửa hành trình.

Trên thực tế, ông Choong cho biết, việc Mỹ hỗ trợ đồng minh phát triển tàu ngầm chạy bằng hạt nhân là một hành động cực kỳ hiếm hoi. Các quan chức tại Washington cũng từng nhấn mạnh đây là một công nghệ cực kỳ nhạy cảm và bước đi này là một ngoại lệ đối với chính sách của Mỹ ở nhiều khía cạnh.

“Tuy nhiên, đây là điều cần thiết vào thời điểm hiện tại khi gửi một thông điệp trấn an tới các quốc gia ở châu Á, đặc biệt là sau cuộc hỗn loạn tại Afghanistan vừa qua”, chuyên gia này nói thêm.

Với Australia, quốc gia này không có ý định theo đuổi vũ khí hạt nhân. Nhưng với việc tham gia vào liên minh Mỹ - Anh, Australia đang kỳ vọng quốc gia này sẽ ở một vị thế cân bằng hơn với Trung Quốc để có thể buộc quốc gia này thay đổi hành vi trong khu vực.

Mặc dù vậy, giới quan sát dự đoán, việc thành lập Aukus sẽ làm tăng sức nóng của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hơn bao giờ hết khi một vài quốc gia đã có những phản ứng gay gắt về việc này. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới của Australia sẽ không được phép đi vào lãnh hải nước này. Trong khi đó, dự kiến, Bắc Kinh sẽ đáp trả với thái độ và biện pháp không khoan nhượng, đặc biệt nếu các tàu ngầm hạt nhân của Úc tiến vào Biển Đông để tập trận chung với Anh, Mỹ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thông điệp nào từ quan hệ đối tác chiến lược ba bên Aukus? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713493537 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713493537 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10