Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực năm nay nhỏ nhất trong ba thập kỷ qua, nhưng cũng để lại những hậu quả về ô nhiễm không khí.
Tầng ozone bị thủng
Theo các tài liệu khoa học, khí ozone gồm 3 nguyên tử oxy (O3). Hàm lượng khí ozone trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km trong tầng bình lưu, khí ozone mới đậm đặc (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển) hình thành một lớp không khí giàu khí ozone, thường được gọi là tầng ozone.
Nhìn lại những năm qua có thể thấy, tầng ozone đã bị thủng từ rất lâu.
Cụ thể, từ tháng 10/1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozone trên không trung Nam Cực xuất hiện một lỗ thủng rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ.
Đến năm 1987, các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng khí ozone ở vùng trời Bắc Cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozone ở Bắc Cực cũng sẽ bị thủng.
Các thông tin được công bố này đã lan truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận.
Có thể bạn quan tâm
05:03, 19/12/2019
03:25, 18/12/2019
14:45, 17/12/2019
14:48, 16/12/2019
00:00, 16/12/2019
16:00, 14/12/2019
11:00, 13/12/2019
15:10, 12/12/2019
Đến năm 2019, tầng ozone tiếp tục bị thủng.
Theo các nhà khoa học, lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực năm 2019 nhỏ nhất trong ba thập kỷ qua. Các quan sát trong khí quyển chứng tỏ rằng lỗ thủng tầng ozone đã không mở rộng ra vào năm 2019 theo xu hướng thông thường.
Thông tin từ dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus của EU (CAMS) có trụ sở tại Anh cho biết, hiện tại lỗ thủng này chỉ còn dưới một nửa diện tích thường thấy vào giữa tháng 9.
Lỗ hổng cũng nằm ngoài trung tâm và cách xa Nam Cực. Các chuyên gia của CAMS đang dự đoán sự thu hẹp lỗ hổng tầng ozone sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới.
Số liệu đo được mới đây, diện tích lỗ thủng chỉ còn hơn năm triệu km2. Trong khi thời điểm này năm ngoái đã vượt quá 20 triệu km2, còn năm 2017 là hơn 10 triệu km2.
Mặc dù số liệu trên cho thấy việc thủng tầng ozone đang thay đổi theo chiều hướng tốt hơn từ năm này sang năm khác, tuy nhiên, Vincent-Henri Peuch, người đứng đầu tổ chức CAMS cho rằng kích thước lỗ hổng được thu nhỏ từ đầu năm đến nay là tín hiệu mừng, nhưng không nên tự mãn.
Theo ông, nguyên nhân lỗ hổng tầng ozone được thu hẹp không thực sự liên quan đến Nghị định thư Montreal, vì nỗ lực giảm clo và brom trong khí quyển của chúng ta có tác dụng rõ rệt. “Mọi người rõ ràng sẽ đặt câu hỏi liên quan đến biến đổi khí hậu, nhưng chúng tôi chỉ đơn giản là không thể trả lời điều đó vào thời điểm này", ông nói.
"Điều rất quan trọng là duy trì các nỗ lực quốc tế để theo dõi sự phục hồi của tầng ozone theo thời gian và các sự kiện lỗ thủng tầng ozone hàng năm."
Đâu là nguyên nhân?
Theo lý giải của các chuyên gia, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ, tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là “gas”).
Nhờ có dung dịch hóa học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozone trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cấu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozone.
Bên cạnh đó, các máy lạnh cần dùng đến freon cũng là thủ phạm khi mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hỏa cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hóa chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hóa chất dạng freon bốc hơi bay lên phá hủy tầng ozone.
Từ những phân tích trên có thể xác định, lý do chính khiến tầng ozone bị thủng là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hóa chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra.
Có thể kết luận, con người là "thủ phạm" làm thủng tầng ozone, đe dọa sức khỏe của chính mình. Do đó, việc sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hóa chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozone.
Điều gì xảy ra khi tầng ozone bị thủng?
Theo các nghiên cứu khoa học, việc thủng tầng ozone sẽ để lại những hậu quả nặng nề.
Thứ nhất, tăng tia cực tím chiếu vào Trái Đất.
Việc quá nhiều tia cực tím chiếu vào Trái Đất gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu. Không những vậy còn gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Đây là nguyên nhân khiến Trái Đất đang ngày một nóng lên.
Thứ hai, suy giảm sức khỏe con người.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc ánh nắng chiếu quá nhiều và trong một thời gian dài vào da con người dần dần tạo thành một khối u. Gây ra bệnh ung thư da.
Đáng chú ý, nó còn phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người cũng như động vật, điều đó đồng nghĩa với việc con người và động vật sẽ dễ mắc bệnh hơn.
Thứ ba, gây suy giảm và hủy hoại các loại động – thực vật.
Thực tế cho thấy, lỗ thủng tầng ozone gây mất cân bằng hệ sinh thái môi trường, làm hủy hoại các sinh vật nhỏ, mất cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển. Tia UV tăng lên thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của các loài tôm, cua, cá,… và cũng làm giảm khả năng sinh sản của chúng.
Thứ tư, gây hại đến thực vật và giảm năng suất cây trồng.
Suy giảm tầng Ozon còn khiến tăng lượng bức xạ tia tử ngoại UV-B đến mặt đất và làm tăng các phản ứng hóa học.
Bên cạnh đó, tác động kích thích các phân tử có tác động hóa học mạnh tác dụng với các chất khác tạo thành chất ô nhiễm mới, gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, khói mù và mưa axit sẽ tăng lên do các chất tạo thành mưa axit tăng lên với sợ tăng hoạt động của tia UV-B.
Thứ năm, hậu quả của việc thủng tầng ozone còn gây ra các hiện tượng như cháy rừng, băng tan ở 2 cực. Làm gia tăng các loại thiên tai với số lượng ngày càng tăng và mức độ ngày càng nghiêm trọng
Thực tế đã có nhiều hội thảo quốc tế bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozone.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hóa chất khác thay thế các hóa chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozone của Trái đất.