Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần có giải pháp căn cơ, phát triển thị trường lành mạnh!

HÀ PHƯƠNG 19/04/2021 10:32

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (VN) mới đây. Thủ tướng chỉ đạo, về lâu dài, thị trường tiền tệ và thị trường vốn cần có sự phát triển cân bằng...

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với NHNN

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với NHNN ngày 17/4

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề cập tới ngày 16/4/2021, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ”, trong đó Bộ Tài chính Hoa Kỳ xác định trong giai đoạn năm 2020 không có đủ bằng chứng, dấu hiệu cho rằng Việt Nam thao túng tiền tệ. Trong thời gian tới, NHNN cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của Hoa kỳ trong tổng thể Kế hoạch hành động để hướng đến cán cân thương mại hài hoà bền vững giữa hai nước.

Ưu tiên phát triển hài hoà thị trường tiền tệ và thị trường vốn

Bà Nguyễn Thị Hồng-Thống đốc NHNN,  đã báo cáo Thủ tướng tình hình hoạt động ngân hàng theo những trụ cột quan trọng mà ngành đang tập trung, giải quyết.

Trong đó, vấn đề điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, là trụ cột thực hiện chức năng vai trò của Ngân hàng Trung ương. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN xuyên suốt là kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, quan tâm thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát và phải đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. 

Vấn đề tín dụng được NHNN luôn đặt trọng tâm với phương châm mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hiệu quả, tập trung vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Đối với tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, thời gian qua, NHNN đã sử dụng các công cụ để kiểm soát rủi ro như giảm dần tỷ trọng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (hiện nay là 40%), áp dụng hệ số điều chỉnh rủi ro cao, giới hạn dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán so với vốn điều lệ…

Kết quả cho thấy, trong quí 1/2021 tốc độ tăng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản có xu hướng chậm lại, dư nợ tín dụng để đầu tư kinh doanh chứng khoán chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng chung. Tỷ trọng đầu tư của các TCTD vào trái phiếu doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng nhỏ và trên thực tế được kiểm soát như đối với khoản cấp tín dụng.

Tuy nhiên để phòng ngừa rủi ro phát sinh đối với hệ thống, tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành Ngân hàng về công tác tín dụng ngày 14/4/2021 vừa qua, NHNN yêu cầu các TCTD phải tập trung quản trị, kiểm soát rủi ro trong mọi mặt hoạt động, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay để đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích…

Liên quan những vấn đề khó khăn trong hoạt động cấp tín dụng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ  thực tế tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã trên 140%, trong nhóm nước có tỷ lệ cao nhất theo đánh giá của quốc tế. Nếu để tỷ lệ này tiếp tục tăng cao và vốn vay trung dài hạn cũng dựa nhiều vào ngân hàng thì sẽ tạo áp lực lớn đối với việc cân đối vốn của hệ thống ngân hàng và cân đối vĩ mô. Bởi vậy, NHNN mong Thủ tướng quan tâm chỉ đạo để phát triển thị trường tài chính theo hướng hài hoà giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

Đề xuất tăng vốn cho nhóm NHTM Nhà nước

Thực tiễn hoạt động ngân hàng thời gian qua cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 90% số lượng doanh nghiệp của Việt Nam nhưng khả năng tiếp cận vốn hạn chế do năng lực tài chính, quản trị, phương án kinh doanh khả thi, quản trị dòng tiền còn hạn chế, có những doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, mong Thủ tướng và Chính phủ cần quan tâm, có cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với khối doanh nghiệp này. Về phía NHNN sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các TCTD cắt giảm thủ tục để tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp và người dân.

Bà Nguyễn Thị Hồng-Thống đốc NHNN

Bà Nguyễn Thị Hồng-Thống đốc NHNN đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về ưu tiên tăng vốn cho nhóm NHTM Nhà nước

Ở trụ cột là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng,Thống đốc cho biết, trong thời gian qua, công tác tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu đã đạt được những kết quả đảm bảo an toàn hệ thống. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm lớn hiện nay là tăng vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước bởi nếu không được bổ sung thì hạn chế khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, thu hẹp thị phần của khối NHTM Nhà nước, khó hiện thực hoá chỉ tiêu có ít nhất 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản khu vực Châu Á theo Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Đối với việc xử lý các ngân hàng mua 0 đồng, đây là việc khó, chưa có tiền tệ, đòi hỏi sự đồng thuận, thống nhất và sự quyết tâm cao mới có thể thực hiện được. Đối với vấn đề xử lý nợ xấu, trong thời gian qua với sự ra đời của Nghị quyết số 42 của Quốc hội, việc xử lý nợ xấu có tiến triển và kết quả tốt, nếu như không có đại dịch Covid xuất hiện thì kết quả sẽ theo đúng lộ trình tại Nghị quyết, tuy nhiên do tác động của đại dịch Covid nên nợ xấu có xu hướng tăng lên…

Sau khi Thống đốc Nguyễn Thị Hồng báo cáo và nghe các ý kiến phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN cần rà soát công việc, xác định những việc trọng tâm, trọng điểm, cấp bách để xử lý, đảm bảo phải trong thời gian từ 3 - 6 tháng tới.

Về điều hành tín dụng: Tổng hợp, phân tích dữ liệu để có đánh giá nhằm kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro như tín dụng bất động sản và chứng khoán. Đối với tín dụng vào bất động sản cần quản lý đảm bảo dòng vốn vào tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng bất động sản thực sự của người dân, tránh đầu cơ.

Về lâu dài cần có giải pháp căn cơ, phát triển thị trường tài chính đảm bảo ổn định, lành mạnh và cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn để giảm sức ép cung ứng vốn từ hệ thống tổ chức tín dụng, đáp ứng nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế.

Đối với lĩnh vực tái cơ cấu và xử lý nợ xấuLàm quyết liệt nhưng chắc chắn trên nguyên tắc đảm bảo an toàn hệ thống, an toàn tiền gửi của người dân, phối hợp các bộ ngành tạo cơ chế phù hợp thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia tái cơ cấu đảm bảo hiệu quả. Có giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc xử lý nợ xấu đảm bảo tỉ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ.

Đối với lĩnh vực cung ứng dịch vụCần đảm bảo ứng dụng công nghệ hiện đại thích ứng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng mang lại tiện ích, an toàn cho người dân, quan tâm bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính, phát huy cải cách hành chính, phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với các bộ ngành hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện, môi trường cho các sản phẩm mới, sản phẩm sáng tạo công nghệ được áp dụng để góp phần phát triển nền kinh tế số…

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính:

    Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ"

    19:45, 15/04/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5/2021

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5/2021

    19:40, 15/04/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Giới thiệu chữ ký của Thủ tướng, 2 Phó Thủ tướng và BTCN Văn phòng Chính phủ

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Giới thiệu chữ ký của Thủ tướng, 2 Phó Thủ tướng và BTCN Văn phòng Chính phủ

    00:00, 14/04/2021

  • Chính phủ có hai Phó Thủ tướng mới là các ông Lê Minh Khái, Lê Văn Thành

    Chính phủ có hai Phó Thủ tướng mới là các ông Lê Minh Khái, Lê Văn Thành

    10:05, 08/04/2021

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội phê chuẩn 12 tân Bộ trưởng

    Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội phê chuẩn 12 tân Bộ trưởng

    17:09, 07/04/2021

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội phê chuẩn các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Lê Văn Thành

    Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội phê chuẩn các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Lê Văn Thành

    16:45, 07/04/2021

  • Tân Thủ tướng và niềm tin về một Chính phủ hành động

    Tân Thủ tướng và niềm tin về một Chính phủ hành động

    05:30, 07/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần có giải pháp căn cơ, phát triển thị trường lành mạnh!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO