Theo công bố Báo cáo Chỉ số PCI năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất cả nước.
>>>Chủ tịch VCCI: PCI, PGI 2023 phản ánh những nỗ lực tích cực của chính quyền
Sáng 9/5 tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và PGI năm 2023.
PCI được coi là một trong những sáng kiến quan trọng, từ năm 2005, Chỉ số PCI đo lường và xếp hạng 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam trên các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Năm 2023, báo cáo PCI giới thiệu xếp hạng 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất trong năm. Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng với 69.19 điểm; xếp thứ 1/14 tỉnh vùng Duyên hải miền Trung. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu của toàn quốc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Thừa Thiên Huế được các doanh nghiệp đánh giá cao về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động tốt hơn; lãnh đạo Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; Chi phí thời gian, tính minh bạch thông tin, gia nhập thi trường thuận lợi hơn. Tuy nhiên, một số chỉ số còn giảm điểm như: Tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức. Trong đó, chỉ số cạnh tranh bình đẳng năm 2023 giảm 1,8 điểm so với 2022.
>>>PCI 2023: 19 năm nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh
>>>PCI 2023: Phát triển bền vững gắn với quản trị môi trường
Theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, Giám đốc Dự án PCI, việc triển khai PCI và đánh giá, xếp hạng hàng năm đã từng bước tạo được sự chú ý từ các tỉnh, thành và ngày càng được đón nhận qua thời gian từ cả phía cơ quan Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Tác động rõ rệt nhất có thể thấy là việc thúc đẩy thay đổi thái độ ứng xử của chính quyền các tỉnh, thành với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, những năm qua xây dựng chính quyền điện tử với các sáng kiến trong phát triển đô thị thông minh, hướng các hoạt động quản lý và điều hành địa phương trở nên phù hợp và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; thực hiện quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đã thiết lập 100% quy trình điện tử giải quyết TTHC trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tỉnh cũng đã đưa vào khai thác hệ thống thông tin địa lý (GISHue); khai thác trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC). Cụ thể, đang vận hành 10 dịch vụ đô thị thông minh gồm: phản ánh hiện trường, giám sát đô thị thông qua cảm biến camera, giám sát thông tin báo chí, giám sát dịch vụ hành chính công, cảnh báo mạng lưới đô thị thông minh, giám sát quảng cáo điện tử, giám sát môi trường, thẻ điện tử, giám sát tàu cá, giám sát đảm bảo an toàn thông tin với các trang thiết bị hiện đại, tích hợp các công nghệ tiên tiến... giám sát, điều hành, chỉ huy các hoạt động của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ngoài ra Thừa Thiên Huế cũng ban hành các chính sách tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ các rào cản, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Thành lập 04 Tổ công tác do Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm Tổ trưởng để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ngoài ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách, sớm đưa vào hoạt động đối với các dự án đã cấp phép đầu tư; sớm hoàn thành nhanh chóng các thủ tục kêu gọi đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư.
Thường xuyên thực hiện các công tác đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp thông qua hình thức trực tiếp lẫn trực tuyến nhằm kịp thời tháo gỡ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp,...
Thừa Thiên Huế đang dần tạo lập hình ảnh một chính quyền thân thiện. Những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong công tác quản trị, đào tạo mà còn phải tạo lập mặt bằng kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận tín dụng; tìm kiếm các thị trường mới; khai thác, tận dụng các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia…
Có thể bạn quan tâm
Lạng Sơn tiếp tục duy trì Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất
13:22, 09/05/2024
PCI 2023: Suy giảm niềm tin
10:50, 09/05/2024
PCI 2023: Quảng Ninh lần thứ 7 liên tiếp giữ “quán quân”
09:45, 09/05/2024
PCI 2023: 8 xu hướng mới về chất lượng điều hành cấp tỉnh
10:15, 09/05/2024
PCI 2023: 19 năm nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh
09:37, 09/05/2024