Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Cần giải pháp căn cơ

YẾN NHUNG 25/05/2024 04:00

Dù đã đạt được những tín hiệu tích cực thời gian qua, thế nhưng, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công trong năm 2024, nhiều ý kiến cho rằng, cần có giải pháp căn cơ.

>> Giải phóng mặt bằng, điểm nghẽn của đầu tư công

Những năm vừa qua, Chính phủ rất quan tâm đến đầu tư công trong và đã có những hành động cụ thể trong chỉ đạo điều hành, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Kết quả cho thấy, trong những năm gần đây, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công liên tục được cải thiện. Cụ thể nhất là năm 2023, số vốn giải ngân đầu tư công rất lớn với tỷ lệ gần 95%.

Những năm vừa qua, Chính phủ rất quan tâm đến đầu tư công trong và đã có những hành động cụ thể trong chỉ đạo điều hành, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh minh họa: ITN

Những năm vừa qua, Chính phủ rất quan tâm đến đầu tư công trong và đã có những hành động cụ thể trong chỉ đạo điều hành, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh minh họa: ITN

Năm 2024, yêu cầu về các động lực thúc đẩy tăng trưởng tăng mạnh hơn, nhanh hơn, trong đó bao gồm đầu tư công. Ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt về tăng cường các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt 17,46% kế hoạch, cao hơn 1,81% so cùng kỳ năm 2023, qua đó đẩy lượng vốn lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ cho tăng trưởng.

Mặc dù kết quả giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng để đạt được mục tiêu giải ngân 95% trong năm 2024 vẫn là một thách thức, thời gian tới, Chính phủ cần có những giải pháp để quyết liệt hoàn thành mục tiêu đó,

Xoay quanh vấn đề này, tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Yến, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, nhiệm vụ giải ngân đầu tư công những tháng tới rất nặng nề, cần tháo gỡ một số vướng mắc đã tồn tại trong thời gian dài liên quan đến cơ chế chính sách, công tác giải phóng mặt bằng, biến động giá nguyên vật liệu...

>>Lâm Đồng: Nhận diện các dự án đầu tư công chậm tiến độ

để đạt được mục tiêu giải ngân 95% trong năm 2024 vẫn là một thách thức, thời gian tới, Chính phủ cần có những giải pháp căn cơ - Ảnh minh họa: ITN

Để đạt được mục tiêu giải ngân 95% trong năm 2024, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian tới, Chính phủ cần có những giải pháp căn cơ - Ảnh minh họa: ITN

Nêu giải pháp căn cơ trong thời gian tới, đại biểu Nguyễn Thị Yến đề xuất các bộ, ngành, địa phương cần tập trung tháo gỡ những khó khăn về thủ tục, quy trình trong giải ngân, đặc biệt tập trung cho các dự án lớn, trọng điểm quốc gia.

Đồng quan điểm, đại biểu Huỳnh Thanh Phương, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đề nghị, nên có cơ chế, chính sách tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư công.

“Công trình dự án nào hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng cao nên khen thưởng kịp thời và cũng kết thúc để giải ngân. Đối với công trình hoàn thành chậm, tiến độ kéo dài, đội vốn lên, chúng ta cũng phải có chính sách xử phạt và không cho tham gia đấu thầu các dự án tiếp theo”, đại biểu Huỳnh Thanh Phương đề nghị.

Còn theo đại biểu Trương Quốc Huy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, cần có sự vào cuộc của các cấp, ngành, xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu và cần có những giải pháp cụ thể, hiệu quả.

“Nên tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng của quốc gia, đường cao tốc, các dự án liên vùng… Đồng thời, đẩy nhanh triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bởi thực tế cho thấy, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương phân bổ chậm; việc lồng ghép nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia khó thực hiện; tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương còn chậm”, đại biểu Trương Quốc Huy bày tỏ,

Bên cạnh những vấn đề đã nêu, để đạt được mục tiêu giải ngân hết được vốn đầu tư công, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, cần chú ý xử lý các tình huống phát sinh đối với các dự án, đặc biệt là các dự án lớn.

Hiện nay Quốc hội đã có đoàn giám sát tối cao về tình hình triển khai các dự án quan trọng của quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, đây là những dự án quy mô rất lớn, lượng vốn đầu tư đổ vào rất nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, không tránh khỏi những tình huống phát sinh từ khâu giải phóng mặt bằng, va chạm trong các bước thủ tục đền bù cho người dân…

“Chỉ cần vướng một vài hộ gia đình, là có thể ảnh hưởng đến tiến độ của cả một dự án. Hay các điều chỉnh phát sinh ví dụ như trong khảo sát thăm dò, thiết kế dự án phát sinh... những yếu tố mà mà khi phê duyệt dự án, chưa có được các thông số. Tất cả các tình huống phát sinh như vậy cần phải giải quyết nhanh, bởi nếu không thì dự án sẽ bị đình trệ, nó không liên tục và bị ngắt quãng, đồng thời ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân”, ông Phương chia sẻ.

Theo Thứ trưởng, chúng ta không thể lường trước được tình huống của mỗi một dự án, nhưng với các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án cần phải hết sức nhạy bén và linh hoạt trong các tình huống. Như vậy mới có thể đảm bảo được tiến độ.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải phóng mặt bằng, điểm nghẽn của đầu tư công

    Giải phóng mặt bằng, điểm nghẽn của đầu tư công

    14:18, 22/05/2024

  • Lâm Đồng: Nhận diện các dự án đầu tư công chậm tiến độ

    Lâm Đồng: Nhận diện các dự án đầu tư công chậm tiến độ

    01:43, 19/05/2024

  • Linh hoạt điều chỉnh vốn đầu tư công từ nơi thừa sang nơi thiếu

    Linh hoạt điều chỉnh vốn đầu tư công từ nơi thừa sang nơi thiếu

    00:50, 14/05/2024

  • Nghệ An

    Nghệ An "tuyên chiến" với trì trệ đầu tư công

    02:26, 13/05/2024

  • Tỷ lệ giải ngân đầu tư công 4 tháng đầu năm cao nhất 8 năm

    Tỷ lệ giải ngân đầu tư công 4 tháng đầu năm cao nhất 8 năm

    04:00, 12/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Cần giải pháp căn cơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO