Thúc đẩy phát triển ngành cơ khí - Bài 5: Phía sau bài học… nhãn tiền

Bài: GIA NGUYỄN - Ảnh: QUỐC TUẤN 11/11/2023 05:30

Hành trình phát triển ngành công nghiệp cơ khí, không chỉ có những trăn trở của người trong cuộc mà còn đó những bài học nhãn tiền, cần được nhìn nhận, đánh giá để đưa ra giải pháp…

>> Thúc đẩy phát triển ngành cơ khí - Bài 4: Trăn trở của người trong cuộc

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, dù được cho là ngành công nghiệp mũi nhọn với nhiều tiềm năng, thế nhưng, hành trình phát triển của ngành công nghiệp cơ khí ngoài những vướng mắc thì cũng có đó nhiều trăn trở cần được thấu hiểu. Đặc biệt, để chuẩn bị hành trang trên chặng đường kế tiếp, không thể không nhìn lại những bài học nhãn tiền.

Hành trình phát triển ngành công nghiệp cơ khí không chỉ có những vướng mắc, trăn trở mà còn có cả những bài học nhãn tiền - Ảnh minh họa

Hành trình phát triển ngành công nghiệp cơ khí không chỉ có những vướng mắc, trăn trở mà còn có cả những bài học nhãn tiền - Ảnh minh họa

Thương hiệu “Ô tô made in Việt Nam” dang dở

Được biết đến là đại gia sở hữu trong tay khối tài sản nghìn tỷ, tuy nhiên, vì giấc mơ ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt mà ông Bùi Ngọc Huyên - Chủ tịch HÐQT Công ty Vinaxuki đã trở thành con nợ gần 1.600 tỷ đồng.

Theo đó, Vinaxuki từng sản xuất đến 40 loại xe các loại, trong đó có 1-2 mẫu có tỷ lệ nội địa hóa đạt 40%. Đặc biệt, quá trình hoạt động, lãnh đạo doanh nghiệp còn mời những kỹ sư Nhật Bản thiết kế xe rồi chuyển giao công nghệ, nhằm hiện đại hóa nhà máy sản xuất.

Thời “hoàng kim”, Vinaxuki từng một ngày lắp hơn 100 xe vẫn không đủ giao vì giá rẻ, khi cùng chất lượng như nhau, động cơ, khung gầm như nhau, trong khi xe các hãng khác bán 100 triệu đồng thì giá xe của Vinaxuki chỉ bán 80 triệu đồng.

Tuy nhiên, thất bại của Vinaxuki xuất phát từ việc ông quyết định sản xuất ô tô con với tiêu chí “xe tốt, giá rẻ” dành cho người Việt. Với mục tiêu đó, Chủ tịch HÐQT Công ty Vinaxuki – Bùi Ngọc Huyên đã định hướng tương tự các cường quốc ô tô như Nhật Bản hay Hàn Quốc là đầu tư vào khâu học tập thiết kế, tiến tới tự sản xuất thân vỏ xe, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa.

“Với ô tô, thân vỏ xe quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ nội địa hóa lên tới 32% của xe, trong khi động cơ chưa đến 20%. Chỉ cần sản xuất thân vỏ xe, còn mua lốp sản xuất tại Việt Nam, ghế, kính tại Việt Nam, thêm động cơ nữa là lắp thành xe. Dần dần sẽ có các hãng sản xuất phụ tùng của Việt Nam, sẽ có xe Việt Nam mà giá vẫn rẻ”, ông chủ Vinaxuki khẳng định.

Từ đó, ông dồn toàn lực để cho ra đời những chiếc xe con với tỷ lệ nội địa hóa cao bằng việc thế chấp nhà cửa, đất đai để đầu tư vào dây chuyền sản xuất, mua nguyên liệu, đào tạo nhân sự và mời chuyên gia nước ngoài…

Tuy nhiên, mọi dự định, kế hoạch của ông bị đổ bể bởi những khoản vốn lớn để đầu tư công nghệ hiện đại. Đặc biệt, vào thời kỳ năm 2010, sau khi hoàn thiện nhà máy, cho ra đời hàng nghìn xe ô tô thì khủng hoảng kinh tế quay lại, xe làm ra ế, giá xe giảm khiến việc thu hồi vốn giảm mạnh. Càng hoạt động càng thua lỗ khi bước sang năm 2012, công ty bị lỗ 45 tỷ đồng và năm 2014 đã là 1.600 tỷ đồng.

Như vậy, giấc mơ ô tô con đầu tiên mang thương hiệu Việt nhằm cạnh tranh với những cường quốc hàng đầu thế giới nhanh chóng tan thành mây khói khi chiếc xe đầu tiên thậm chí còn chưa được hoàn thiện.

>> Thúc đẩy phát triển ngành cơ khí - Bài 3: Vướng mắc từ đâu?

Từ đó, một số ý kiến cho rằng, Nhà nước cần đóng vai trò

Từ đó, một số ý kiến cho rằng, Nhà nước cần đóng vai trò "bà đỡ" - Ảnh minh họa

Nhà nước cần đóng vai trò “bà đỡ”

Từ bài học của Vinaxuki, không ít ý kiến cho rằng, không chỉ doanh nghiệp cơ khí mà doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác muốn tham gia sân chơi toàn cầu, xây dựng thương hiệu riêng luôn phải cần có “trợ lực” phía sau, tránh trường hợp “tự bơi” vì không có lợi.

Thực tế cho thấy, cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam phát triển để cạnh tranh không phải không có, thế nhưng, hàng loạt các vướng mắc, bất cập vẫn đang “kìm” chân doanh nghiệp.

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam – Đào Phan Long cho biết, theo số liệu chưa đầy đủ cho thấy trung bình 5, 10 năm qua, Việt Nam thường nhập khẩu từ nước ngoài trên dưới 40 tỷ USD/năm các trang thiết bị, máy, vật tư sản xuất cho toàn ngành kinh tế bao gồm sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng hạ tầng, dịch vụ và an ninh quốc phòng. Đó là thị trường khá lớn mà nhiều nước muốn có mà không được.

Thế nhưng, ngành cơ khí nội địa Việt Nam không có được nhiều thị phần, bởi phải “tự bơi” trong cơ chế thị trường chưa hoàn thiện còn nhiều bất cập và chưa nhận được sự hỗ trợ hữu hiệu từ hệ thống chính sách của Nhà nước để có nhiều đơn hàng từ đầu tư công như các nước khác, dẫn đến cơ khí nội địa của nước ta đã thiếu đơn hàng và bị thua thiệt ngay trên sân nhà.

“Nguyên nhân tạo ra thực trạng trên là do cả chính sách, cơ chế của Nhà nước và sự quản trị yếu kém của các doanh nghiệp cơ khí nội địa Việt Nam”, ông Long nhìn nhận.

Từ đó, ông đề xuất, để ngành cơ khí nội địa có được đơn hàng ngay trên sân nhà, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ tỷ lệ hợp lý trong khối lượng và giá trị dự án để đảm bảo dành cho doanh nghiệp cơ khí nội địa tham gia như thông lệ quốc tế, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích nhận chuyển giao công nghệ để các doanh nghiệp trong nước tự sản xuất.

Đồng quan điểm đã nêu, để tạo dựng thị trường cho doanh nghiệp cơ khí phát triển, một số ý cũng cho rằng, Nhà nước đóng vai trò “bà đỡ”, tạo điều kiện chính sách cho doanh nghiệp về tài chính, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu. Đặc biệt, cần ban hành chính sách quy định tất cả các hàng hóa, thiết bị vật tư mà các doanh nghiệp cơ khí trong nước sản xuất được phải sử dụng trong nước không cho phép nhập khẩu áp dụng với tất cả các nguồn vốn đầu tư (Nhà nước, tư nhân, FDI…). Việc này phải được bổ sung, quản lý, giám sát chặt chẽ ngay từ giai đoạn lập, quy hoạch và phê duyệt dự án đầu tư cũng như bổ sung trong Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu,…

Đặc biệt, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mua thiết kế, đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, áp dụng công nghệ và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cơ khí. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hoặc hỗ trợ mua/sáp nhập các doanh nghiệp toàn cầu có thương hiệu, bao gồm cả phần R&D để rút ngắn quá trình phát triển.

Bài 6: Cần nhiều hơn vai trò kết nối - dẫn dắt

Có thể bạn quan tâm

  • Thúc đẩy phát triển ngành cơ khí - Bài 4: Trăn trở của người trong cuộc

    Thúc đẩy phát triển ngành cơ khí - Bài 4: Trăn trở của người trong cuộc

    05:30, 10/11/2023

  • Thúc đẩy phát triển ngành cơ khí - Bài 3: Vướng mắc từ đâu?

    Thúc đẩy phát triển ngành cơ khí - Bài 3: Vướng mắc từ đâu?

    14:20, 09/11/2023

  • Thúc đẩy phát triển ngành cơ khí - Bài 2: Khai thác chưa đạt… kỳ vọng

    Thúc đẩy phát triển ngành cơ khí - Bài 2: Khai thác chưa đạt… kỳ vọng

    05:10, 08/11/2023

  • Thúc đẩy phát triển ngành cơ khí - Bài 1: “Mảnh đất vàng” giàu tiềm năng

    Thúc đẩy phát triển ngành cơ khí - Bài 1: “Mảnh đất vàng” giàu tiềm năng

    05:15, 07/11/2023

  • Weldcom và Cơ Khí Ngãi Cầu ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược toàn diện

    Weldcom và Cơ Khí Ngãi Cầu ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược toàn diện

    14:08, 23/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thúc đẩy phát triển ngành cơ khí - Bài 5: Phía sau bài học… nhãn tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO