Chủ trương về phát triển kinh tế tuần hoàn đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
>>Thúc đẩy tăng trưởng xanh: Bài 1- Kiến tạo không gian phát triển nhanh, bền vững
>>Thúc đẩy tăng trưởng xanh: Bài 2 - "Đòn bẩy" từ cơ chế, chính sách
Cụ thể Nghị quyết chỉ ra: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏnhững dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, than thiện với môi trường”.
Khái niệm về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã được đưa ra trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Sau khi kinh tế tuần hoàn đã được luật hóa tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Quyết định 687/QĐ-Ttg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam ngày 7/6/2022 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, các nhà hoạch định chính sách đã nỗ lực nghiên cứu các giải pháp phù hợp nhằm triển khai, áp dụng kinh tế tuần hoàn trong thực tiễn.
Cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn được quy định tại khoản 8 điều 140 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, trong đó vai trò của công cụ thuế, phí trong thực hiện kinh tế tuần hoàn được quy định thông qua các loại hình dự án đầu tư bảo vệ môi trường như thu gom, xử lý, tái chế chất thải, sản xuất năng lượng sách, năng lượng tái tạo….
Việt Nam đã có một số chính sách về bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường), phát triển bền vững (Chiến lược phát triển bền vững, Chiến lược tăng trưởng xanh), các chính sách về tiết kiệm năng lượng (Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030).
Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Hầu hết các hiệp định này đều có các quy định, thỏa thuận về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phải tuân thủ các tiêu chuẩn về phát thải, chất thải và khí thải. Đây là tiền đề để thúc đẩy Việt Nam phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn.
Kinh tế tuần hoàn không phải là một mô hình đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn khác nhau trong nền kinh tế, dựa trên triết lý tái tạo và khôi phục.
Thực tiễn cho thấy, ở Việt Nam chưa có được những mô hình kinh tế tuần hoàn mang đầy đủ các nội hàm, nhưng xét theo mục tiêu, nội dung đã có những mô hình hay phương thức kinh doanh mang những biểu hiện của kinh tế tuần hoàn từ khá sớm.
Các mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam chỉ mới ở bước đi ban đầu, chưa trở thành phổ biến do hành lang pháp lý cho kinh tế tuần hoàn chưa hoàn thiện, chưa có tư duy hệ thống về kinh tế tuần hoàn.
Khung chính sách về mô hình kinh tế tuần hoàn còn chưa hoàn thiện, còn thiếu các cơ chế chính sách thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn như: Quy định trách nhiệm của doanh nghiệp về thu hồi, phục hồi tài nguyên từ các sản phẩm đã qua sử dụng; Các công cụ, chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường; Chính sách khuyến khích ưu đãi cho kinh tế tuần hoàn chưa rõ ràng và chưa đủ sức khuyến khích kinh tế tuần hoàn phát triển.
Nhận thức về kinh tế tuần hoàn và việc cần thiết phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn của các chủ thể (chính quyền, doanh nghiệp, người tiêu dùng) còn nhiều hạn chế.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và người dân trong chấp hành các quy định pháp luật về môi trường trong quá trình sản xuất, tiêu dùng còn hạn chế. Khó thay đổi ngay thói quen sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích và trách nhiệm trong áp dụng các giải pháp của kinh tế tuần hoàn còn hạn chế do áp lực của chi phí áp dụng các giải pháp kỹ thuật của kinh tế tuần hoàn, cũng như sự lỏng lẻo trong việc thực thi pháp luật trên lĩnh vực ô nhiễm môi trường làm cho việc thực hiện kinh tế tuần hoàn chưa trở thành một tất yếu khách quan đối với doanh nghiệp.
Phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế về khoa học công nghệ, tài chính và nhân lực, nên đã cản trở trong việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn. Chưa có cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế tuần hoàn hữu hiệu, đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
>>Kinh tế tuần hoàn từ tiếp cận doanh nghiệp (Kỳ 2): Khảo sát 100 công ty, thấy gì?
>>Kinh tế tuần hoàn từ tiếp cận doanh nghiệp (Kỳ 1): Lợi ích và rào cản
Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tuần hoàn trong cơ quan quản lý, doanh nghiệp và toàn xã hội. Triết lý về kinh tế tuần hoàn cần được triển khai trong tất cả các lĩnh vực. Phát triển kinh tế tuần hoàn là một nhiệm vụ, đồng thời cũng là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và cả quốc gia trong hội nhập quốc tế. Nhà nước tổ chức nghiên cứu, chọn lọc các mô hình kinh tế tuần hoàn, các công nghệ sử dụng trong kinh tế tuần hoàn để tuyên truyền, giới thiệu, khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng trong sản xuất. Những mô hình ứng dụng thành công cần được tôn vinh, nhân rộng.
Thứ hai, xây dựng lồng ghép việc thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn trong các chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành, vùng, địa phương.
Thứ ba, để tiếp tục phát triển kinh tế tuần hoàn, Nhà nước cần có chủ trương rõ ràng, hoàn thiện môi trường pháp luật (Rà soát, hoàn thiện khung chính sách và pháp lý) và thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ để kinh tế tuần hoàn phát triển mạnh mẻ hơn trong thời gian tới. Ưu tiên xây dựng hệ thống danh muc phân loại xanh phù hợp với hệ thống phân ngành và theo thông lệ quốc tế.
Nhà nước cần quy định lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại; sản phẩm sử dụng một lần bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm.
Thứ tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn, đặc biệt trong hoạt động thu gom và tiêu thụ rác tái chế; ứng dụng công nghệ để tiết giảm nguyên liệu, năng lượng; sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.
Chủ động phát triển kinh tế tuần hoàn là tất yếu, phù hợp với xu hướng, góp phần thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Kinh tế tuần hoàn giúp: giảm thiểu ô nhiễm, giảm nguyên liệu; bảo tồn và tái tạo tài nguyên; nâng cao hiệu quả cạnh tranh; tạo các thị trường mới; tạo việc làm mới; gia tăng các giá trị xã hội.
Tuy thuật ngữ kinh tế tuần hoàn được Việt Nam sử dụng chưa lâu, nhưng một số mô hình có biểu hiện của kinh tế tuần hoàn đã được triển khai khá lâu (đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp).
Những mô hình trong thực tiễn đã chứng minh lợi ích của kinh tế tuần hoàn đối với phát triển bền vững. Tuy nhiên, để triển khai phát triển kinh tế tuần hoàn mang tính đồng bộ, hệ thống đòi hỏi thực hiện các giải pháp: Tuyên truyền để nâng cao nhận thức về kinh tế tuần hoàn; Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách; Huy động nguồn lực….
Phát triển kinh tế tuần hoàn cần được thực hiện khẩn trương, thực chất và hiệu quả. Phát triển kinh tế tuần hoàn bền vững trên cơ sở nâng cao nhận thức, sự chủ động sáng tạo của tất cả các chủ thể.
Có thể bạn quan tâm
04:02, 05/11/2023
03:00, 04/11/2023
15:26, 22/09/2023
03:30, 01/10/2023
15:06, 19/09/2023
02:30, 11/09/2023