“Thúc” tiến độ giải ngân đầu tư công

AN NHIÊN 12/03/2024 01:30

Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đầu tư công đạt 9,13%, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Dù con số là tích cực, song thực tế, tỷ lệ giải ngân vẫn chưa đạt kỳ vọng.

>>Đầu tư công năm 2024: Triển vọng và thách thức

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 2060/BTC-ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN tháng 01, ước thực hiện 02 tháng kế hoạch năm 2024.

Báo cáo nêu rõ về giải ngân vốn kế hoạch năm 2024. Theo đó, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/01/2024 là 31.524,5 tỷ đồng/tổng kế hoạch là 689.775,9 tỷ đồng, đạt 4,57% kế hoạch.

Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 29/02/2024 là 59.998,1 tỷ đồng, đạt 8,7% tổng kế hoạch (đạt 9,13% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) (cùng kỳ năm 2023 đạt tổng 6,55% kế hoạch và đạt 6,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Công tác giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024 được dự báo sẽ được Chính phủ và Quốc hội rất sát sao, bên cạnh đó, các vướng mắc, khó khăn cũng sẽ được giải quyết, tháo gỡ.

Công tác giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024 được dự báo sẽ được Chính phủ và Quốc hội rất sát sao, bên cạnh đó, các vướng mắc, khó khăn cũng sẽ được giải quyết, tháo gỡ.

Như vậy, tỷ lệ ước giải ngân 02 tháng kế hoạch năm 2024 đạt 8,7% tổng kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 9,13%, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (6,55% tổng kế hoạch và 6,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Có 04/44 Bộ, cơ quan trung ương và 38/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân đạt trên mức bình quân chung của cả nước. Một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt gồm: Đài truyền hình Việt Nam (34,92%), Bộ Xây dựng (32%), Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (27,83%), Hậu Giang (30,15%), Tiền Giang (27,62%), Vĩnh Phúc (21,49%), Tuyên Quang (21,26%), Hòa Bình (20,95%).

Có 32 Bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%, có 06 địa phương tỷ lệ giải ngân thấp, dưới 5%.

Về tình hình thực hiện các dự án trọng điểm, đến hết ngày 31/01/2024, tổng số vốn giải ngân của 09 dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải là 4.463,21 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 6,63% kế hoạch năm 2024 được giao (67.365,78 tỷ đồng), trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 4.230,67 tỷ đồng, đạt 6,82%; vốn ngân sách địa phương là 232,54 đạt 4,35%.

>>“Đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư” tạo đột phá hạ tầng

Dù con số là tích cực, song thực tế, tỷ lệ giải ngân vẫn chưa đạt kỳ vọng. Cụ thể, còn tới 40 bộ, cơ quan trung ương và 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 2 tháng đầu năm dưới mức trung bình của cả nước, trong đó, đặc biệt có nhiều bộ, cơ quan trung ương đến nay chưa thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ giao (tỷ lệ giải ngân là 0%).

Bên cạnh đó, tình hình thực hiện các dự án trọng điểm cũng còn nhiều khó khăn. Tính đến hết ngày 31/1/2024, tổng số vốn giải ngân của 9 dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải là 4.463,21 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 6,63% kế hoạch năm 2024 được giao (67.365,78 tỷ đồng)…

Đáng nói, tính đến hết tháng 2, vẫn còn 20/44 bộ, cơ quan trung ương và 38/63 địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn được giao. Theo đó, tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 25.291,1 tỷ đồng, chiếm 3,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 10.751,7 tỷ đồng, vốn cân đối ngân sách địa phương là 14.539,4 tỷ đồng. 

Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ mới đây chỉ đạo phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu giải ngân toàn bộ vốn ngân sách nhà nước năm 2024. “Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải tiếp tục coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm để tạo ra động lực ‘tăng tốc’ cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công”, Thủ tướng chỉ đạo.

Trước đó, để giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2024 thuận lợi, đạt tỷ lệ tối thiểu 95% đặt ra, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo phương án xử lý cụ thể đối với các vướng mắc liên quan. Đối với số vốn 14.539,4 tỷ đồng nguồn cân đối ngân sách địa phương chưa phân bổ của một số địa phương nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương khẩn trương báo cáo cấp thẩm quyền các nguyên nhân, vướng mắc và đề xuất hướng xử lý.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ chỉ đạo với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa hoàn thành phân bổ chi tiết cần khẩn trương đề xuất phương án xử lý, có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhập trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công theo quy định. Bên cạnh đó, xem xét, thông qua nguyên tắc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Đồng thời tiếp tục rà soát, tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 31/3/2024.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục triển khai ngay các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư; chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương phối hợp với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục chuyển nguồn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sang năm 2024, làm căn cứ tiếp tục giải ngân.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Nam làm gì để giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 100%?

    11:10, 27/02/2024

  • Hải Dương: Nhiều giải pháp đẩy nhanh vốn đầu tư công năm 2024

    08:28, 06/03/2024

  • Bất động sản Tây Nam Bộ: Tiềm năng trỗi dậy từ đầu tư công

    04:00, 25/02/2024

  • Bất động sản 2024: Động lực từ đầu tư công

    05:00, 09/02/2024

  • Giải ngân vốn đầu tư công hàng chục công trình trọng điểm tại Quảng Nam đạt 100%

    00:05, 25/02/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Thúc” tiến độ giải ngân đầu tư công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO