Việc áp dụng thuế tối thiểu lần này là thách thức, nhưng cũng là cơ hội khi các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam, nhưng tỉ lệ nội địa hoá rất thấp.
>>Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội trong thách thức
Không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp FDI trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Khi từ bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, chất lượng, mức sống của người dân được nâng cao có phần nhờ các doanh nghiệp FDI giải quyết lượng lớn lao động có thu nhập ổn định. Tiền thuê đất, tiền thuế cũng như việc tiêu thụ sản phẩm nội địa cũng góp kích cầu kinh tế. Doanh nghiêp FDI đã biến nhiều khu vực thưa thớt thành các cụm, khu công nghiệp đông đúc hiện đại.
Việt Nam vẫn dùng nhiều cách để thu hút đầu tư FDI, trong đó có ưu đãi về thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhiều địa phương còn xây dựng các chế độ ưu đãi đặc biệt nhằm kéo FDI về đầu tư tại địa phương mình, giảm mức thuế xuống 10% thậm chí 8, 9% so với mức 20% thông thường, có nơi còn để khi doanh nghiệp FDI hoạt động có lãi mới phải đóng thuế.
Tháng trước người viết mới thực hiện cuộc khảo sát của ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng về việc tổng hợp các doanh nghiệp có khả năng bị ảnh hưởng khi áp dụng thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu (Global Minimum Tax - GMT). Điều này cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước đã vào cuộc nghiên cứu, khảo sát, có biện pháp vừa có thể giữ nguyên sự hấp dẫn cho nhà đầu tư, đồng thời cũng sẽ có biện pháp điều chỉnh để giữ chân khi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đã được gần 150 quốc gia đồng ý, dự kiến sẽ áp dụng từ đầu năm 2024.
Điều này là tất yếu khi ngay hôm qua người viết gặp lại một chuyên gia Nhật từng làm việc cùng cách đây hơn mười năm nay lại quay lại Việt Nam, ông tâm sự: “Về Nhật bây giờ không có nhiều việc làm. Các nhà máy sản xuất chuyển hết ra nước ngoài, chuyên môn quản lý sản xuất chỉ có thể ra nước ngoài làm việc chứ không hẳn là muốn quay lại Việt Nam đâu”.
Quả thật, nhiều tập đoàn lớn chỉ giữ bộ phận tinh hoa nghiên cứu bí quyết công nghệ, tài chính, sản xuất thử nghiệm trong nội địa, còn dây chuyền sản xuất chuyển hết ra nước ngoài để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và ưu đãi về thuế ở các nước đang phát triển. Chưa kể, nhà đầu tư còn tận dụng sự lỏng lẻo chưa hoàn thiện hệ thống luật pháp của nước sở tại về đầu tư, thuế, môi trường để giảm chi phí.
Doanh nghiệp đi nước ngoài đầu tư dẫn đến sụt giảm nguồn thuế thu của nội địa, mất nguồn công ăn việc làm dẫn đến sự bất bình đẳng khi chỉ các doanh nghiệp hưởng lợi còn cả chính quyền nội địa hay hải ngoại đều bị thiệt thòi nên thuế tối thiểu toàn cầu ra đời.
>>Ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu: Khẩn trương sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
>>Ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu: Chính sách hỗ trợ về chi phí là hàng đầu
>>Ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu: Sớm triển khai thuế tối thiểu nội địa
Vấn đề nếu tham gia áp dụng hình thức này, Việt Nam sẽ bị giảm sức thu hút, mất tính cạnh tranh với các nước khác. Các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ chuyển nhà máy sang Lào, Campuchia, Myanma... hoặc có các nước có mức lương tối thiểu còn thấp, mức ưu đãi thuế cao.
Các doanh nghiệp sẽ lập công ty mẹ, công ty con để “mẹ” cấp công nghệ, nguyên liệu, máy móc thổi giá thật cao, “con” nhận gia công lắp ráp rồi xuất khẩu lại về “mẹ” với giá thấp báo lỗ hoặc lãi rất ít để đóng thuế ở mức thấp, do vậy các nước sở tại cũng bị thất thu thuế vì cách này của doanh nghiệp.
Mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% sẽ áp dụng với các công ty lớn có chi nhánh ở nước ngoài doanh thu đạt trên 800 triệu USD trong 2 năm liền trong 4 năm gần đây nhất. Nếu ở hải ngoại họ được ưu đãi thuế là 9% thì họ phải đóng bù 6% ở nước có công ty mẹ. Như vậy Samsung, LG, Panasonic… dễ bị lọt vào danh sách phải đóng bù thuế do đang hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp dưới 15%.
Để không bị tụt hậu, Việt Nam cần làm nhanh khảo sát tập hợp dữ liệu rồi điều chỉnh các điều khoản trong Luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư cùng chính sách thuế nếu không có thể vừa thất thu thuế vừa bị nguy cơ nhà đầu tư rời đi nước khác.
Cùng với đó, Việt Nam cần phát huy lợi thế từ sự ổn định chính trị xã hội để bù lại về sự bấp cập trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, cần nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động của chính quyền số, thủ tục điện tử, giảm bớt sự gặp mặt, phiền hà. Thanh tra, kiểm tra cần nghiêm nhưng phải đúng và để thời gian cho doanh nghiệp tập trung hoạt động nhất là các lĩnh vực phòng cháy, môi trường.
Mấy năm kinh tế đình trệ do đại dịch, đây là thời điểm các dự án đầu tư công lớn về cơ sở hạ tầng thể hiện sự “nhất cử lưỡng tiện”, tạo các dự án lớn như xây dựng đường cao tốc, sân bay, cảng nước sâu để thu hút nguồn lực tạo việc làm, đồng thời tạo thành điểm hấp dẫn khi thu hút đầu tư. Logistics Việt Nam còn thua xa Trung Quốc khi hàng từ Quảng Châu gửi về Hải Phòng nhanh và rẻ hơn cà phê từ Đắk Lắk gửi ra Hải Phòng nhiều lần.
Việc áp dụng thuế tối thiểu lần này là thách thức, nhưng cũng là cơ hội khi các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam, nhưng tỉ lệ nội địa hoá rất thấp, những gì liên quan đến sản xuất máy móc công nghệ là họ giữ chặt chỉ đưa từ nội địa xuất sang. Các nhà máy vẫn chỉ là nơi công nhân còng lưng lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi xuất đi. Các hoạt động cải tiến trong nhà máy chỉ là giúp họ cải thiện công nghệ của chính họ.
Đã đến lúc cần có định hướng giáo dục đào tạo để phát triển khoa học công nghệ những sáng tạo “made in Việt Nam”, phải giảm phụ thuộc vào FDI thì doanh nghiệp Việt Nam mới đủ năng lực đứng vững và cạnh tranh rồi vươn tầm ra quốc tế. Trong thời gian này, cần có chính sách thúc đẩy nội địa hoá, các doanh nghiệp lớn muốn hoạt động và hưởng ưu đãi tại Việt Nam phải chuyển giao công nghệ dây chuyền sản xuất một số phần mà Việt Nam có thể đáp ứng được. Nếu chỉ không làm gì, chính sách thay đổi, FDI rút hết đi thì lúc đó quá muộn.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 07/05/2023
03:00, 26/04/2023
03:50, 25/04/2023
04:00, 24/04/2023
04:00, 24/04/2023