Thương mại điện tử có thể đạt 33 tỷ USD vào năm 2025

Khánh Linh 01/09/2019 06:00

Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đang chuẩn bị các điều kiện cho kịch bản quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đạt 33 tỷ USD vào năm 2025.

Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD. Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình năm của giai đoạn 2015 – 2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỷ USD vào năm 2025. Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô thị TMĐT tử Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD).

br class=

Giá trị thị trường thương mại điện tử B2C tại Việt Nam trong tổng ngành bán lẻ. Nguồn: Hiệp hội TMĐT, TCTK, IBC.

Vi phạm TMĐT đang tăng cấp số nhân

Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đang lấy ý kiến cho dự thảo Đề án quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đây là động thái cụ thể hóa Quyết định 1254/QĐ-TTg của Chính phủ nhằm thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (XNK) và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020.

Theo Tổng cục Hải quan, hiện nay, Việt Nam chưa có các quy định riêng đối với việc quản lý nhà nước về TMĐT đối với hàng hóa XNK. Cơ quan quản lý nhà nước đang thực hiện quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XNK như đối với hàng hóa thông thường. Đây là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý bởi TMĐT với cách thức vận hành riêng của nó đang tạo ra môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi phạm, đặc biệt liên quan đến gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng… Phát biểu tại buổi họp báo do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức mới đây, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, các vụ vi phạm liên quan đến lĩnh vực TMĐT đang tăng theo cấp số nhân. Vi phạm về sở hưu trí tuệ trong TMĐT chiếm hơn 50% số vụ vi phạm do đơn vị phát hiện, xử lý.

Với đặc điểm nổi bật của TMĐT xuyên biên giới là thời gian để đưa ra các giao dịch rất nhanh, thuận tiện trong việc thanh toán, nhận hàng, nếu cơ quan quản lý không thay đổi cách quản lý theo hướng đơn giản, nhất quán, minh bạch, không phân biệt thì sẽ rất dễ rơi vào tình trạng “vô tình” cản trở sự phát triển của TMĐT.

Có thể bạn quan tâm

  • Công cụ mới hỗ trợ doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam

    Công cụ mới hỗ trợ doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam

    02:20, 30/08/2019

  • “Siết” thương mại điện tử xuyên biên giới

    “Siết” thương mại điện tử xuyên biên giới

    10:48, 29/08/2019

  • Tự định vị trên sàn thương mại điện tử

    Tự định vị trên sàn thương mại điện tử

    11:14, 26/08/2019

  • Doanh nghiệp lữ hành và khoảng trống thương mại điện tử

    Doanh nghiệp lữ hành và khoảng trống thương mại điện tử

    00:24, 02/08/2019

  • Kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới: Lợi lớn, rủi ro nhiều

    Kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới: Lợi lớn, rủi ro nhiều

    06:38, 24/07/2019

  • Thương mại điện tử giúp nông sản vùng ĐBSCL xâm nhập thị trường thế giới.

    Thương mại điện tử giúp nông sản vùng ĐBSCL xâm nhập thị trường thế giới.

    10:12, 19/07/2019

  • 5 bài học lớn từ gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon sau 25 năm phát triển

    5 bài học lớn từ gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon sau 25 năm phát triển

    04:05, 10/07/2019

Chưa áp dụng bán hàng trên zalo, facebook...

Qua phân tích trên có thể thấy, TMĐT phát triển là tất yếu. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước cần có các quy định cụ thể để thực hiện việc quản lý, tránh trường hợp các bên tham gia giao dịch TMĐT muốn thực hiện đúng quy định nhưng không có quy định để thực hiện. Thời gian qua cũng đã có nhiều văn bản về quản lý TMĐT đã được ban hành, tuy nhiên các quy định chưa đầy đủ, đồng bộ nên các bên tham gia hoạt động TMĐT còn gặp nhiều khó khăn.

Trong dự thảo Đề án mà Tổng cục Hải quan đang xây dựng, mục tiêu hướng tới là đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XK, NK nhằm đảm bảo việc quản lý toàn diện và chặt chẽ trong lĩnh vực TMĐT, tránh việc lợi dụng hoạt động TMĐT để trốn thuế, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ, vận chuyển hàng cấm vào Việt Nam và ngược lại. Bên cạnh đó, đề án cũng đưa ra giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động TMĐT phát triển từ việc đơn giản thủ tục hải quan, thủ tục liên quan đến việc kiểm tra chuyên ngành, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính và người tiêu dùng Việt Nam.

Tuy nhiên, do nguồn lực về con người, thời gian, kinh phí còn hạn chế, vì vậy, Đề án chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát, tạo thuận lợi cho các giao dịch TMĐT được thực hiện trên các sàn giao dịch TMĐT hoặc các website TMĐT bán hàng. Đề án tạm thời chưa nghiên cứu đến việc giao dịch đặt hàng, bán hàng trên các ứng dụng như zalo, facebook,...

Đối tượng điều chỉnh của Đề án gồm: Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động TMĐT: cơ quan hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý hoạt động TMĐT...; người mua hàng; người bán hàng; chủ các sàn giao dịch TMĐT; các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp là đại lý cho các sàn giao dịch TMĐT...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thương mại điện tử có thể đạt 33 tỷ USD vào năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO