Thương vụ giữa Vingroup - Masan: “Đế chế” hàng tiêu dùng - bán lẻ mới

Diendandoanhnghiep.vn VinGroup đã gửi thông báo chính thức với toàn bộ nhân viên tập đoàn về việc chuyển giao mảng bán lẻ của tập đoàn cho một công ty khác.

Thương vụ “bom tấn” này giữa doanh nghiệp của hai tỷ phú USD dự kiến sẽ tạo nên một tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu ở trong nước và hướng tới vươn ra thế giới.

p/Vingroup sẽ chuyển giao việc điều hành Vinmart, Vinmart+ và VinEco sang cho Masan tạo thành tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam với mạng luới 2.600 siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Vingroup sẽ chuyển giao việc điều hành Vinmart, Vinmart+ và VinEco sang cho Masan tạo thành tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam với mạng luới 2.600 siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Từ vai trò phụ trợ...

Đến thời điểm này, chiến lược cốt lõi của VinGroup đối với mảng bán lẻ đã thực sự lộ rõ: VinCommerce đối với VinGroup rõ ràng chỉ là một mảng phụ trợ cho mảng chính bất động sản. Ngoài ra, với độ phủ cực kì rộng, VinMart và VinMart+ đã hoàn thành sứ mệnh của phi vụ đầu tư để làm marketing điển hình.

Chỉ mới ra đời 5 năm (20/11/2014), mảng bán lẻ của VinGroup đã khuấy đảo thị trường bán lẻ. Tính đến lúc sáp nhập vào Masan Consumer Holding, VinCommerce đã sở hữu sở hữu mạng lưới hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart + tại 50 tỉnh thành; hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco. Tuy nhiên, đi cùng tốc độ tăng trưởng thần tốc là những khoản lỗ lớn. 9 tháng đầu năm 2019, mảng bán lẻ của VinGroup lỗ hơn 3.000 tỷ đồng, một con số đủ khiến bất kì hãng bán lẻ nào cũng phải rùng mình. Thế nhưng, bản chất chiến lược của VinGroup rõ ràng: Mảng bán lẻ của VinGroup chỉ đóng vai trò mảng kinh doanh phụ, hỗ trợ bảo vệ cho mảng kinh doanh chính bất động sản.

Những người sành sỏi trong mảng bất động sản đều hiểu rõ, muốn bất động sản được giá, ngoài việc bản thân căn hộ hoặc căn nhà được xây dựng chất lượng, đúng tiến độ, thì vai trò của khối đế thương mại cũng cực kì quan trọng. Khối đế kinh doanh tấp nập thì chung cư phía trên mới có giá. Thuận Kiều Plaza là một ví dụ: Sau hơn 20 năm hoang vắng, chủ đầu tư mới đã tích cực đầu tư thay đổi diện mạo phần đế thương mại. Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều cửa hàng bán lẻ, ăn uống... Thuận Kiều Plaza đã nhộn nhịp hơn xưa.

  Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của Công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông. 

Và VinMart cũng đóng vai trò tương tự đối với bất động sản của VinGroup. Một khu căn hộ chung cư sẽ đáng sống hơn với sự xuất hiện của những siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Kết hợp với VinSchool, VinMec... VinMart và VinMart+ có thể giúp người dân ở các toàn nhà VinGroup không cần phải bước chân ra ngoài khu vực sống mà vẫn có đủ tiện nghi.

Đó là sức mạnh của mảng kinh doanh phụ do VinMart tạo ra - một điều mà ít công ty nào khác có được. Mọi thứ đã được chứng tỏ qua cơ cấu lợi nhuận của VinGroup. Tuy mảng bán lẻ lỗ hơn 3.000 tỷ đồng, tất cả đã được bù đắp bằng lợi nhuận vượt trội hơn 20.000 tỷ từ mảng chính bất động sản.

... đến mảnh ghép quan trọng của Masan

Mảng bán lẻ của VinGroup sẽ còn nguy hiểm hơn khi trở thành một mảnh ghép quan trọng trong mô hình của Masan.

Để hiểu rõ hơn vai trò của mảng bán lẻ trong mô hình của Masan, ta cần tìm hiểu một chút về những gì Masan Consumer đang có. Là một doanh nghiệp chuyên về mảng hàng tiêu dùng nhanh, Masan Consumer liên tục tăng trưởng bộ sưu tập thương hiệu của mình thông qua các phi vụ M&A. Hiện nay, Masan đang là ông lớn trong nhiều hạng mục đời sống hàng ngày, từ nước tương-nước mắm, tương ớt, mì gói, nước ngọt, cà phê, bia... Không cần phải là một chuyên gia, chúng ta cũng có thể thấy tất cả những sản phẩm trên đều xuất hiện trong các cửa hàng tiện lợi và siêu thị.

Như vậy, nếu trong quá khứ, VinMart phải tự tìm nhà cung cấp để tạo sản phẩm nhãn hàng riêng cho mình và Masan phải cố gắng đàm phán với các kênh phân phối, thì giờ đây, các cửa hàng VinMart đã có sẵn các nhãn hàng mạnh từ Masan, và Masan sở hữu trọn vẹn một kênh phân phối cực mạnh với hơn 2.600 điểm bán. Từ đó, sức mạnh đàm phán của VinMart với các đối tác cung cấp khác cũng sẽ gia tăng. Ở chiều ngược lại, Masan cũng sẽ dễ dàng đàm phán với các đại lí phân phối: Sẽ có nhiều đại lí phải lép vế khi Masan bây giờ đã có thể không thông qua họ mà tiếp cận thẳng người tiêu dùng!

Như vậy, từ việc chỉ hỗ trợ gia tăng giá trị cho khối đế các sản phẩm bất động sản, giờ đây, mảng bán lẻ của VinGroup khi kết hợp với Masan còn trở thành công cụ hỗ trợ gia tăng sức mạnh đàm phán đối với các nhà phân phối cho các nhãn hàng của Masan. Khi mà các cửa hàng VinMart sẵn sàng ưu tiên sản phẩm của Masan, thì các đại lí phân phối của Masan hẳn phải chấp nhận nhún nhường!

Một mảng kinh doanh phụ đóng vai trò hỗ trợ cho một lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của một tỷ phú đã đáng sợ, và nó sẽ còn đáng sợ hơn khi trở thành người hỗ trợ cho một lĩnh vực lớn khác của một tỷ phú khác! Liệu điều gì sẽ ngăn được sự bành trướng của VinCommerce - thật khó mà đoán được!n

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thương vụ giữa Vingroup - Masan: “Đế chế” hàng tiêu dùng - bán lẻ mới tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714010578 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714010578 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10