Tiềm năng và cơ hội trong thúc đẩy đầu tư FDI Hàn Quốc vào Việt Nam

CẨM ANH 26/04/2021 11:17

Chủ tịch VCCI, TS. Vũ Tiến Lộc đã tiếp Tân Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) khu vực miền Trung và miền Nam ông Shon Young Il.

Chủ tịch VCCI, TS. Vũ Tiến Lộc (phải) tiếp Tân Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) khu vực miền Trung và miền Nam ông Shon Young Il

Chủ tịch VCCI, TS. Vũ Tiến Lộc (phải) tiếp Tân Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) khu vực miền Trung và miền Nam ông Shon Young Il.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) TS. Vũ Tiến Lộc đã đánh giá về tình hình chung thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua.

“Thời gian qua Việt Nam thu hút được rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tuy nhiên không phải dự án nào cũng đạt chất lượng, còn có những dự án chưa tốt, gây ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng không lớn, đóng góp không nhiều cho ngân sách nhà nước”, Chủ tịch VCCI cho biết.

TS.Vũ Tiến Lộc bày tỏ mong muốn Korcham sẽ có những đóng góp, góp ý giúp nâng cao chất lượng FDI đầu tư vào Việt Nam.

“Việt Nam cần làm thế nào để tăng cường đầu tư chất lượng cao từ Hàn Quốc vào Việt Nam, cũng như hợp tác ra sao?” – TS. Vũ Tiến Lộc đặt câu hỏi.

Đáp lại, ông Shon Young Il cho biết, hiện nay có hơn 8000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư và làm việc tại Việt Nam, đóng góp 25% GDP cho cả nước, đặc biệt với sự dẫn đầu của đầu tư vào Việt Nam của các tập đoàn lớn như Samsung, LG đã giúp thu hút theo nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc khác vào Việt Nam.

Nhận định chung về tình hình đầu tư vào Việt Nam của doanh nghiệp Hàn Quốc, ông Shon Young Il cho biết, thời gian qua đã có sự thay đổi trong xu hướng đầu tư vào Việt Nam, “Từ các ngành sản xuất, gia công đơn thuần tuy nhiên, cùng với sự đầu tư của các công ty công nghệ như Samsung đầu tư vào ngành điện thoại, hiện nay các doanh nghiệp đang dần dần chuyển sang đầu tư vào các ngành chất lượng hơn, có giá trị gia tăng cao hơn như công nghệ thông tin, phần mềm, hóa chất”.

Ở khu vực miền Trung và miền Nam Việt Nam hiện nay cũng có nhiều doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tập trung vào các ngành dệt may, da giầy, chế biến thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, v.v… Có nhiều ý kiến cho rằng các ngành công nghiệp nhẹ, gia công, hiện chưa đóng góp nhiều cho nền kinh tế Việt Nam, thay vào đó nên tập trung vào các ngành công nghiệp nặng.

“Tuy nhiên, chúng tôi lại thấy tương lai của những ngành công nghiệp nhẹ lại rất rộng mở, nếu phát triển thêm về mặt công nghệ sẽ tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, đây cũng đang là xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc bên cạnh công nghiệp nặng, thương mại điện tử và logistics” – Chủ tịch Korcham khu vực miền Trung và miền Nam cho hay.

Hai bên VCCI và Korcham trao đổi nhằm tăng cường đầu tư FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam.

Hai bên VCCI và Korcham trao đổi nhằm tìm ra giải pháp tăng cường đầu tư FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc đầu tư công nghệ cao vào các khu vực trên cũng cần đi đôi với hạ tầng đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, do đó, doanh nghiệp FDI Hàn Quốc vẫn cần thêm những hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt tăng cường hơn nữa tại khu vực miền Trung và miền Nam. Tính đến hết tháng 3/2021, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã triển khai hoạt động đầu tư tại 59/63 tỉnh, thành Việt Nam; thành công từ hoạt động đầu tư đó đã góp phần thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ và thay đổi diện mạo của nhiều địa phương.

Ông Shon Young Il cũng cho biết hiện có hai khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp FDI Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam.

Thứ nhất, việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài còn nhiều khó khăn, dẫn đến nhiều doanh nghiệp “chần chừ” trong việc quyết định có nên đầu tư thêm tại Việt Nam hay không.

Do đó, theo ông Shon Young Il, cần có các chính sách linh hoạt hơn trong việc cấp phép cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Thứ hai, là quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay có tình trạng các sản phẩm không phải của doanh nghiệp Hàn Quốc nhưng lai được đóng mác xuất xứ Hàn Quốc, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, làm giảm hình ảnh chất lượng thương hiệu Hàn Quốc tại Việt Nam.

Trước những góp ý từ Chủ tịch Korcham khu vực miền Trung và miền Nam, TS. Vũ Tiến Lộc cho biết, đây là những góp ý rất quan trọng nhằm giúp thúc đẩy đầu tư FDI vào Việt Nam, cùng với đó, các ý kiến góp ý sẽ được VCCI tổng hợp, xem xét và đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, TS. Vũ Tiến Lộc hy vọng VCCI và Korcham sẽ tăng cường mối quan hệ hợp tác hơn nữa trong thời gian tới.

Một vài hình ảnh cuộc gặp mặt:

TS. Vũ Tiến Lộc tặng bức tượng Mẫu Âu Cơ cho ông

TS. Vũ Tiến Lộc tặng bức tượng Mẫu Âu Cơ cho ông Shon Young Il.

ông Shon Young Il gửi tặng phần quà đến từ Hàn Quốc.

Ông Shon Young Il gửi tặng phần quà đến từ Hàn Quốc.

Hai bên đại diện VCCI và Korcham

Hai bên đại diện VCCI và Korcham

Có thể bạn quan tâm

  • KORCHAM Trung Nam Bộ muốn tránh đánh thuế thu nhập hai lần đối với chuyên gia Hàn Quốc

    KORCHAM Trung Nam Bộ muốn tránh đánh thuế thu nhập hai lần đối với chuyên gia Hàn Quốc

    11:50, 18/07/2020

  • Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp: Korcham kiến nghị nối lại đường bay Việt Nam - Hàn Quốc

    Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp: Korcham kiến nghị nối lại đường bay Việt Nam - Hàn Quốc

    11:12, 09/05/2020

  • Thúc đẩy kết nối thương mại Việt Nam - Hàn Quốc

    Thúc đẩy kết nối thương mại Việt Nam - Hàn Quốc

    11:00, 14/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiềm năng và cơ hội trong thúc đẩy đầu tư FDI Hàn Quốc vào Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO