Tiền Giang đa dạng đầu ra cho sản phẩm

Diendandoanhnghiep.vn Tiền Giang đã thực thi nhiều giải pháp đồng bộ để đảm bảo duy trì, phát triển chuỗi cung ứng hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

 Đóng gói sầu riêng xuất khẩu tại HTX Nông nghiệp An Hữu.

Đóng gói sầu riêng xuất khẩu tại HTX Nông nghiệp An Hữu.

Theo số liệu của Cục Thống kê Tiền Giang, 9 tháng năm 2021, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 44.609 tỷ đồng, đạt 63,5% kế hoạch, giảm 3,2% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 37.863 tỷ đồng, tăng 1,3%; lưu trú, ăn uống 2.901 tỷ đồng, giảm 30,7%; du lịch lữ hành 6 tỷ đồng, giảm 77,9%; dịch vụ tiêu dùng 3.839 tỷ đồng, giảm 14,5% so cùng kỳ. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 9 tháng năm 2021 ước giảm 5,8% so cùng kỳ.

Cân đối cung- cầu

Thực tế cho thấy, dịch COVID-19 không chỉ tác động tiêu cực đến thị trường nội địa mà cả hoạt động xuất khẩu. Giao dịch, trao đổi giữa doanh nghiệp và đối tác, đặc biệt đối với các giao dịch cần có sự trao đổi trực tiếp; hoạt động thông quan hàng hóa gặp khó khăn làm tăng thêm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhờ tốc độ tăng trưởng cao 6 tháng đầu năm nên tính chung 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 9 tháng năm 2021 của Tiền Giang ước đạt 2.373 triệu USD, đạt 73% kế hoạch, tăng 7,3% so cùng kỳ.

Cụ thể, xuất khẩu thủy sản ước tính đạt 65.656 tấn, giảm 23,6% so cùng kỳ, trị giá xuất khẩu đạt 144,3 triệu USD, đạt 45,1% kế hoạch, giảm 29% so cùng kỳ; Xuất khẩu gạo ước tính đạt 150.449 tấn, giảm 17,9% so cùng kỳ, trị giá xuất khẩu 80 triệu USD, đạt 57,1% kế hoạch, giảm 15,8% so cùng kỳ... Ngoài ra, trị giá xuất khẩu một số mặt hàng như: túi xách, vali, mũ và ô dù 194,5 triệu USD, tăng 1%; giày dép các loại 390 triệu USD, tăng 17,8%; xơ, sợi dệt 91 triệu USD, tăng 54,1%... so cùng kỳ.

 Sơ chế thanh long xuất khẩu ở Tiền Giang.

Sơ chế thanh long xuất khẩu ở Tiền Giang.

Theo ông Đặng Văn Tuấn, Quyền Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tiền Giang: Nhằm chủ động đảm bảo cân đối cung- cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân cũng như duy trì hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh COVID-19, nhất là khi tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, Tiền Giang đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp để đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá không bị đứt gãy. Sở Công thương tỉnh Tiền Giang thường xuyên nắm chắc tình hình phân phối, cung ứng hàng hóa trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo tăng cường công tác quản lý giá cả, chất lượng hàng hóa, vận động tiểu thương tham gia bán hàng bình ổn; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa phương để đảm bảo nguồn hàng lưu thông thông suốt trên địa bàn tỉnh...; Thường xuyên lắng nghe, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.

Tìm đường xuất khẩu

Tuy nhiên, COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nếu các quốc gia buộc phải thực hiện các biện pháp thắt chặt thì chuỗi cung ứng vào các thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, Mỹ, EU… sẽ bị gián đoạn. Để duy trì, phát triển chuỗi cung ứng hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, ông Đặng Văn Tuấn cho biết: Tiền Giang sẽ giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch Tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời thực hiện các giải pháp phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Đặc biệt, Sở sẽ thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động và những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp do dịch bệnh COVID-19 gây ra để kịp thời tham mưu, đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, Sở Công thương cũng đã phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cung cấp thông tin về tình hình thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản để chỉ đạo sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường trong giai đoạn thị trường bị tác động bởi COVID-19. Đồng thời, Sở khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch để giảm thiểu rủi ro pháp lý cũng như từng bước xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra, Sở Công thương thường xuyên thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản về các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến nhằm thúc đẩy tiêu thụ các loại nông sản, trái cây có lợi thế xuất khẩu tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU, Trung Đông, Nga, New Zealand...

Hiện nay, Sở Công thương đã thông tin kịp thời các quy định về hàng rào kỹ thuật của nhà nhập khẩu để doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu; các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của các nước thành viên WTO; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá các mặt hàng nông sản trên Sàn Giao dịch điện tử của tỉnh và đẩy mạnh hỗ trợ đưa nông sản lên gian hàng Việt của các sàn thương mại điện tử.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiền Giang đa dạng đầu ra cho sản phẩm tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713540566 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713540566 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10