“Tiếp sức” du lịch cộng đồng

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù loại hình du lịch cộng đồng đã phát triển mạnh trên thế giới, nhưng hiện vẫn còn sơ khai ở Việt Nam. Do đó, cần giải pháp “tiếp sức” cho loại hình du lịch này.

>> Cơ hội phát triển du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch độc đáo dựa vào khai thác giá trị, cảnh quan, tài nguyên văn hoá của cộng đồng, đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế.

 Du lịch cộng đồng đang là “mỏ vàng” trong bản đồ du lịch Việt nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng, lợi thế hiện có.

Du lịch cộng đồng đang là “mỏ vàng” trong bản đồ du lịch Việt nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng, lợi thế hiện có.

Nhận diện cơ hội

Nhiều tour homesay, farmstay được giới trẻ thích thú bởi ở đó họ sẽ được cùng trải nghiệm, cùng ăn, cùng ở và cùng sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Điều này sẽ giúp du khách thấu hiểu, cảm nhận được những nét đẹp văn hoá của cộng đồng, vùng miền, hướng con người đến mục tiêu phát triển toàn diện.

TS. Nguyễn Huy Phòng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, du lịch cộng đồng tạo ra những thay đổi rất lớn, mang lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách quốc gia, góp phần giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho cộng đồng, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số.

“Một trong những mục tiêu tốt đẹp của du lịch cộng đồng là hướng đến phát huy vai trò chủ thể, tinh thần sáng tạo của người dân, nhất là cộng đồng tại chỗ nhằm trao cho họ quyền, cơ hội mới trong việc chủ động nhận diện, phát huy khai thác những giá trị độc đáo của chính văn hoá tộc người mình”, TS. Phòng nhấn mạnh.

>> Định hướng cụ thể cho du lịch cộng đồng

>> Du lịch cộng đồng - Cần chính sách hỗ trợ để phát triển bền vững

Cần định vị thương hiệu

Việc quan tâm xã hội hoá nguồn vốn đầu tư để xây dựng hạ tầng, thiết chế văn hoá, các dịch vụ vui chơi, giải trí, thư giãn, nghỉ dưỡng ở những vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Tại những điểm du lịch cộng đồng, hệ thống các dịch vụ lưu trú như nhà hàng, khách sạn, hệ thống homestay vẫn còn thiếu, chưa thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách.

Đặc biệt, hệ thống đường giao thông kết nối giữa các tỉnh, thành, giữa các địa phương có di sản, điểm du lịch cộng đồng chưa đồng bộ, vẫn còn manh mún, chia cắt, khiến việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn.
Đơn cử tại Nghệ An, điểm du lịch Mường Lống lâu nay được ví như một “tiểu Sapa” ở xứ Nghệ nhưng để phát huy hết tiềm năng, lợi thế vẫn đang là câu chuyện nan giải. Bởi Mường Lống có khoảng cách quá xa, gần 300km từ trung tâm TP.Vinh, nhưng hạ tầng giao thông lại chưa được khơi thông.

Mặt khác, cách triển khai làm du lịch cộng đồng và du lịch nông nghiệp với loại hình farmstay, farm tour tại đây vẫn chưa thể phát triển tương xứng. Đây cũng là câu chuyện với “mẫu số chung” gần như nhau tại nhiều điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn cả nước.

Ông Phan Đình Huê, Chủ tịch Công ty Dịch vụ du lịch vòng trong Việt cho rằng, hiện nay du khách thường liên tưởng du lịch cộng đồng – du lịch nông nghiệp với hình ảnh đi thăm cây trồng, vật nuôi, lội ruộng… Nhưng nếu được phát triển chuyên nghiệp thì đó phải là kỳ nghỉ vùng quê. Vì vậy, cần định vị thương hiệu loại hình du lịch cộng đồng gắn với “Kỳ nghỉ vùng quê” và có phiên bản tiếng Anh tương xứng để làm truyền thông.

Bên cạnh đó, cần các hiệp hội du lịch loại hình này để quản lý, phát huy thương hiệu. Ngoài ra, cần tối ưu hoá cơ sở vật chất, vốn đầu tư, đồng thời tạo ra được một “gói”, hay “combo” đầy đủ, đồng bộ là việc cần quan tâm, thúc đẩy.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Tiếp sức” du lịch cộng đồng tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713620187 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713620187 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10