TikTok đang thử nghiệm một công cụ mới cho phép người dùng tạo hình đại diện bằng AI tạo sinh ở một số thị trường chọn lọc.
>>>TikTok gặp khó, đã có Lemon8
>>>TikTok giới hạn thời gian xem đối với trẻ vị thành niên
Không bỏ lỡ trào lưu
Sản phẩm thử nghiệm TikTok đang xây dựng này tương tự như ứng dụng tạo ảnh đại diện nổi tiếng Lensa ngay trong nền tảng video của Tiktok.
Người phát ngôn của TikTok nói: “Ở một số khu vực được chọn, chúng tôi đang thử nghiệm một cách mới để tạo và chia sẻ ảnh hồ sơ với cộng đồng TikTok.”
Về tính năng, sau khi người dùng có quyền truy cập vào công cụ này, nó sẽ yêu cầu họ chọn từ 3 đến 10 ảnh để tạo hình đại diện. Hiện người sử dụng chỉ có thể sử dụng công cụ này một lần mỗi ngày và mỗi lần bạn sử dụng nó, nó sẽ tạo ra tối đa 30 hình đại diện. Hình đại diện này có thể dùng cho câu chuyện TikTok hoặc tải nó lên làm hình đại diện hồ sơ.
Mặc dù các phong cách với công cụ của TikTok bị hạn chế hơn so với những gì có thể có trên Lensa, một ứng dụng trả phí, nhưng kết quả rất ấn tượng.
Tuy nhiên, không thể sử dụng ảnh vi phạm nguyên tắc cộng đồng của TikTok để tạo hình đại diện và ảnh được tải lên sẽ được kiểm duyệt bởi hệ thống kiểm duyệt nội dung của ứng dụng. TikTok sẽ xóa tất cả ảnh mà người dùng tải lên sau một khoảng thời gian ngắn.
Năm ngoái, Lensa đã leo lên đầu bảng xếp hạng App Store của Mỹ khi người dùng trên khắp thế giới đăng các bức ảnh nghệ thuật của chính họ đã tạo trên ứng dụng.
>>>TikTok hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thế nào?
Sau đó, nó đã trở thành trào lưu. Hàng loạt các ứng dụng AI chỉnh sửa ảnh xuất hiện trong bảng xếp hạng App store của Mỹ. Thời điểm đó, ba vị trí hàng đầu trên App Store của Mỹ đều do các trình chỉnh sửa ảnh AI nắm giữ.
Với thành công xung quanh các công cụ tạo hình đại diện AI, không có gì ngạc nhiên khi TikTok đang tìm cách nhét chúng vào nền tảng của mình.
Tất nhiên, thành công xung quanh các ứng dụng ảnh AI đi đôi với tranh cãi. Ví dụ như chuyện khi các nghệ sĩ đã bày tỏ sự giận giữ khi các ứng dụng như Lensa AI lấy mẫu tác phẩm của họ. TikTok có thể đang tìm cách tránh những tranh cãi như vậy bằng cách chỉ thử nghiệm công cụ này ở một số thị trường.
Khi các “ông lớn” công nghệ “đạo nhái”
Đây cũng không phải là lần đầu tiên TikTok xây dựng và kết hợp thêm các công cụ để duy trì vị thế dẫn đầu của mình. Tháng 8 năm 2022, công ty đã giới thiệu một trình tạo AI chuyển văn bản thành hình ảnh, cho phép người dùng nhập lời nhắc và nhận một hình ảnh có thể được sử dụng làm nền trong video của họ. Công cụ này ăn theo trào lưu chuyển văn bản thành hình ảnh giống DALL-E 2 của OpenAI.
Cũng không chỉ có TikTok, Facebook và nhiều “ông lớn” công nghệ khác cũng hay làm ra những công cụ theo trào lưu, mà ngôn ngữ của giới bình dân thô thiển là “đạo nhái”. Các công ty lớn này thường có chiêu mua luôn các startup nhỏ hơn nhưng có ứng dụng hay ho, biến nó thành của mình. Nếu không mua được thì “đạo nhái” luôn tính năng.
Như Meta (Facebook), nhiều người gọi công ty này là một “kẻ đạo nhái” trắng trợn, khi mà công ty này sao chép cẩn thận từng tính năng trong các công cụ của mình từ những công ty nhỏ hơn. Điều này giúp Meta bảo toàn thành công lợi nhuận và tô đẹp bản báo cáo kinh doanh qua từng quý.
Các ví dụ “đạo nhái” của Meta thì rất nhiều, như chức năng Stories của Snapchat cho hai ứng dụng Instagram và Facebook của mình, hay Reels, một tính năng đạo nhái TikTok. Gần đây là dịch vụ trả phí cho phép người dùng có tick xanh, một ý tưởng của Twitter, hay bắt chước BeReal với sản phẩm là Roll Call.
Đương nhiên các công ty luôn cần sự đổi mới đề thành công hoặc duy trì sự thành công. Sao chép mọi thứ của đối thủ cho dù có được lợi trước mắt nhưng về lâu về dài chắc chắn sẽ khiến ứng dụng dần trở nên nhàm chán, không còn bản sắc.
Có thể bạn quan tâm