Tín hiệu sáng cho tăng trưởng cuối năm

Diendandoanhnghiep.vn Áp lực tăng trưởng trong những tháng cuối năm là rất lớn nhưng doanh nghiệp và nhà đầu tư đã có thể nhìn thấy một số tín hiệu sáng từ các động lực tăng trưởng được kỳ vọng.

>>> Lãi suất sẽ giảm nửa cuối năm 2023, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Sản xuất chưa phục hồi

Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2023, công nghiệp chế biến chế tạo nói riêng và ngành công nghiệp nói chung đạt tốc độ tăng trưởng khá khiêm tốn với giá trị tăng thêm đạt tương ứng là 0,37% và 0,44%. Con số trên cho thấy, sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực như may mặc, da giày, điện tử, đồ gỗ… sụt giảm do ảnh hưởng của tổng cầu thế giới giảm.

Dệt may là một trong ngành chủ lực giảm sản lượng xuất khẩu trong nửa đầu năm 2023

Dệt may là một trong ngành chủ lực giảm sản lượng xuất khẩu trong nửa đầu năm 2023

Công nghiệp là một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Vì vậy, sản xuất công nghiệp giảm đã tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 6 tháng đầu năm, nền kinh tế Việt Nam tăng khoảng 3,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023. Đây là mức tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đã đề ra.

Phản chiếu tăng trưởng kinh tế là hoạt động sản xuất kinh doanh không thuận lợi của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất. Nền kinh tế càng trở nên khó khăn hơn khi tăng trưởng tín dụng ở mức thấp. Trong nửa năm đầu 2023, có thời điểm, các ngân hàng Việt Nam đi ngược xu thế thế giới, hạ lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp. Tính đến hết tháng 6, lãi suất huy động bình quân giảm 0,7 - 0,8%, lãi vay giảm 1 - 1,2%.

Dù lãi suất đã giảm nhưng dư nợ tín dụng chỉ tăng 4,2%, dư nợ cho vay khoảng 12,4 triệu tỷ đồng. Trong khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo kỳ vọng cả năm 2023 là 14-15%. Trong đó hạn mức tín dụng cả năm là 11% cho thấy còn nhiều dư địa để các ngân hàng cho vay.

Tín hiệu tích cực

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Tú Anh nhận định, dư địa để giảm lãi suất trong thời gian tới vẫn còn bởi chính sách tiền tệ ở Việt Nam cần có độ trễ để thẩm thấu. Ở các nước, khi chính sách điều chỉnh thường đưa thông tin ra trước để thị trường tự điều chỉnh nên chính sách ban hành có hiệu lực thực thi. Còn tại Việt Nam, thị trường chỉ vận hành khi có chính sách nên phải có độ trễ.

Hơn nữa, các ngân hàng đã huy động vốn lớn với lãi suất khá cao trong thời gian trước đó nên cũng cần có lộ trình giảm dần dần chi phí, chứ không thể giảm ngay lãi suất.  

Kỳ vọng tăng trưởng cuối năm đặt vào những ngành có tốc độ phát triển tốt như du lịch, tiêu dùng, bán lẻ

Kỳ vọng tăng trưởng cuối năm đặt vào những ngành có tốc độ phát triển tốt như du lịch, tiêu dùng, bán lẻ

Đặc biệt, mới đây, trong buổi làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo ngành ngân hàng triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn thông qua tăng cung tiền, bảo đảm nhu cầu tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp, giảm mặt bằng lãi suất, tập trung giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho sản xuất kinh doanh.  

Cùng với nhiều chính sách vĩ mô hỗ trợ được đưa vào cuộc sống từ tháng 7 như giảm thuế VAT, giảm phí trước bạ ô tô… các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp và nhà đầu tư đều đặt nhiều kỳ vọng cho sự khởi sắc hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm.

Kỳ vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế còn đến từ hai động lực quan trọng khác đang được thúc đẩy mạnh mẽ.

Thứ nhất là đầu tư công. Tốc độ giải ngân 6 tháng đầu năm tuy chưa cao nhưng 6 tháng cuối năm mới là thời điểm tăng tốc giải ngân. Một số dự án đầu tư công trọng điểm hoàn thiện thủ tục có thể đưa vào triển khai mở ra cơ hội phát triển của nhiều ngành nghề, lĩnh vực có liên quan như vật liệu xây dựng, sắt thép, xi măng…

>>> Chọn lọc đầu tư công tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Thứ hai là ngành du lịch và dịch vụ đang có tốc độ phục hồi mạnh mẽ. Qua nửa năm, các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch, bao gồm vận tải, lưu trú và ăn uống tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh với mức tăng 7,7%. 

Khác với dự đoán, mùa cao điểm du lịch năm nay nhiều địa phương đang bứt tốc khi giá vé máy bay vốn chiếm thị phần lớn trong cơ cấu tour đã giảm từ 10 - 40% so với năm 2022 và đang ở mức thấp nhất 6 năm qua.

Vào đầu vụ cao điểm du lịch hè, nhiều tuyến bay, điểm bay còn ở tình trạng giá cao, vé khan hiếm thì gần 1 tuần trở lại đây, nhiều công ty đã tung ra combo du lịch nội địa và du lịch ASEAN ở mức thấp hơn so với giá đã bán từ 20 - 30% do các hãng hàng không công bố khuyến mãi sâu để kích cầu. Tại một số điểm du lịch nổi tiếng quanh Hà Nội như Hoà Bình, Ninh Bình… thời điểm này cũng kín phòng cuối tuần. Kéo theo đó, các ngành dịch vụ có liên quan như vận tải, nhà hàng khách sạn, tiêu dùng… phát triển và tăng trưởng, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng cuối năm.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tín hiệu sáng cho tăng trưởng cuối năm tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714209210 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714209210 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10