Những thắng lợi đầu tiên từ Hội nghị COP26

Diendandoanhnghiep.vn Tín hiệu tích cực đầu tiên từ Hội nghị COP26 là các nhà lãnh đạo toàn cầu đã cam kết ngăn chặn nạn phá rừng cũng như tình trạng suy thoái đất vào cuối thập niên này.

Các nhà lãnh đạo trên thế giới tại Hội nghị COP26

Các nhà lãnh đạo trên thế giới tại Hội nghị COP26

Cụ thể, theo tuyên bố về sử dụng rừng và đất, các lãnh đạo đại diện cho các quốc gia sở hữu 85% diện tích rừng trên thế giới đã thông qua kế hoạch đẩy lùi nạn phá rừng, trong đó 12 quốc gia đã cam kết đóng góp 12 tỷ USD quỹ công trong giai đoạn 2021-2025 để hỗ trợ các nước đang phát triển, bao gồm những nỗ lực khôi phục đất đai bị suy thoái và ứng phó với cháy rừng.

"Hôm nay, tại COP26, các nhà lãnh đạo đã ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt để bảo vệ và phục hồi các khu rừng trên Trái Đất", Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết. "Rừng hỗ trợ cộng đồng, tạo sinh kế và cung cấp lương thực, đồng thời hấp thụ carbon mà chúng ta bơm vào bầu khí quyển. Rừng rất cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta".

"Với những cam kết chưa từng có, chúng ta sẽ có cơ hội kết thúc lịch sử lâu dài của loài người với tư cách là người chinh phục thiên nhiên, và thay vào đó trở thành người trông coi nó", ông nói thêm.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết trong một tuyên bố, "Indonesia may mắn là quốc gia giàu carbon nhất trên thế giới với rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, đại dương và đất than bùn rộng lớn. Chúng tôi cam kết bảo vệ các 'bể chứa carbon' quan trọng này và vốn tự nhiên của chúng tôi cho các thế hệ tương lai".

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư từ hàng chục tổ chức tài chính, trong đó có Aviva (AV.L), Schroders (SDR.L) và AXA (AXAF.PA), cũng cam kết hỗ trợ thêm ít nhất 7,2 tỷ USD cho kế hoạch này và ngừng đầu tư vào các hoạt động liên quan đến phá rừng vào năm 2025.

Các chuyên gia đánh giá, với việc thông qua Tuyên bố, hơn 100 nhà Lãnh đạo cam kết ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030, góp phần đạt mục tiêu giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C, đồng thời hỗ trợ phát triển bền vững, chuyển đổi công bằng ở khu vực nông thôn thông qua các hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh quốc gia.

Đây cũng được coi là bước đột phá sau nhiều năm đàm phán về cách thức bảo vệ rừng và sẽ tạo động lực thúc đẩy tinh thần tại COP26 đạt được những bước tiến quan trọng hơn trong việc chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng như bố trí các nguồn lực để đạt được mục tiêu đó.

Số liệu từ chương trình theo dõi nạn phá rừng Global Forest Watch, thế giới đã mất 258.000 km2 rừng trong năm 2020. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) cho biết một số khu vực của rừng nhiệt đới Amazon đã biến đổi từ một "bồn rửa carbon" thành nguồn thải CO2 nghiêm trọng do nạn phá rừng và suy giảm độ ẩm trong khu vực.

Thỏa thuận chống phá rừng được

Thỏa thuận chống phá rừng được cho là mang tính bước ngoặt để bảo vệ và phục hồi các khu rừng trên Trái Đất

Trước đó, một trong những tín hiệu tích cực đến từ COP26 là khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với cam kết liên quan đến mức phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2070. Dù mục tiêu của Ấn Độ chậm hơn hai thập niên so với Mỹ và Anh, cam kết nói trên có vai trò quan trọng trong nỗ lực giảm thiểu hiện tượng nóng lên toàn cầu khi Ấn Độ của một trong những nước có lượng phát thải lớn thứ ba trên thế giới và là một thành tựu ngoại giao quan trọng của Cop26.

Mặc dù vậy, Sonam Wangdi, Chủ tịch của Nhóm các nước kém phát triển, đại diện cho hơn một tỷ người trên toàn cầu, cho rằng đến nay, những tiến độ cứu Trái Đất từ COP26 là chưa đủ. "Các nước phát triển cần tăng tốc và đạt được những quyết định tham vọng hơn nữa thay vì dừng lại ở những hành động đơn lẻ", ông đánh giá. Trong khi đó, tổ chức Greenpeace chỉ trích thỏa thuận này vì đã "bật đèn xanh cho một thập kỷ mất rừng của thế giới".

Theo Steve Victor, Bộ trưởng Môi trường của Pala nhận định, nỗ lực của các nước phát triển, đặc biệt là nhóm G20 đã tụt hậu xa so với đích mà đáng nhẽ nhóm này phải chạm tới để đảm bảo tương lai an toàn cho người dân của các quốc đảo nhỏ, đang phát triển.

Bộ trưởng Pala cũng cho biết thêm, G20 tạo ra 80% lượng khí thải toàn cầu. Họ là nhóm quan trọng nhất để đảm bảo chúng ta có thể đi đúng trên con đường hướng tới một tương lai 1,5 độ C. Chính vì vậy, những nước G20 nên đồng ý loại bỏ dần việc tiêu thụ than, đồng thời ngừng trợ giá nhiên liệu hóa thạch.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những thắng lợi đầu tiên từ Hội nghị COP26 tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713593082 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713593082 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10