Toàn cảnh ngân hàng 2020 (kỳ 2): Bước đệm vốn khi cần thiết

MA KHA - L.MỸ 12/02/2021 12:00

23 ngân hàng lớn gồm niêm yết và Agribank, theo thống kê, đã tăng trưởng tích cực tạo bước đệm vốn ứng phó COVID-19 trong năm qua và tiến tới 2021.

Dữ liệu thống kê ghi nhận năm 2020, 23 tổ chức tín dụng đứng đầu ngành đã tăng quy mô vốn chủ sở hữu khá nhanh, ở mức 2 con số.

Dữ liệu thống kê 23 ngân hàng lớn (nguồn: AMW.Fund)

Dữ liệu thống kê 23 ngân hàng lớn (nguồn: AWM.Fund)

Trong đó, theo Chỉ thị số 02/CT/ NHNN vế các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19, NHNN yêu cầu các TCTD "Chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông, trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới". Có nghĩa là tất cả các ngân hàng không được chia tiền mặt và giữ lại lợi nhuận làm bước đệm vốn khi cần thiết để chống các cú sốc về thanh khoản. Đây là một trong những quy định từ phía cơ quan quản lý khiến các TCTC đã tăng cường sử dụng biện pháp chia cổ tức bằng cổ phiếu để đáp ứng yêu cầu cổ đông tại kỳ đại hội đồng cổ đông thường niên năm 202, nhờ vậy có phần lợi nhuận giữ lại làm dày thêm bộ đệm vốn.

Một số ngân hàng đã chia cổ tức cao bằng cổ phiếu cao năm qua là HDBank (HoSE" HDB, 65%), ACB (HoSE: ACB, 30%), VIB (HoSE: VIB, 25%)... SHB (HNX: SHB), TPBank (HoSE: TPB), Vietcombank (HoSE: VCB), MBBank (HoSE: MBB),...chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ phổ biến 10-20%.

Ở gần cuối năm, sau những nỗ lực thông thoáng chính sách để nhóm các ngân hàng Big 4 có cửa tăng vốn từ nguồn ngân sách - điều hiển nhiên với Agribank và thậm chí theo TS Cấn Văn Lực, Kinh tế gia trưởng của BIDV (HoSE: BID), "là điều cần thiết với các ngân hàng quốc doanh khi các ngân hàng này đang căng sức hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Nếu không tăng vốn kịp thời, khối ngân hàng này sẽ bị bỏ xa so với khối ngân hàng cổ phần", thì nhóm này cũng được duyệt chia cổ tức bằng tiền mặt sau rất nhiều năm bị giữ lại hoặc chia bằng hình thức khác.

Theo đó, Vietinbank (HoSE: CTG) đã chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 5%. Với Vietcombank là 8% và đây cũng là tỷ lệ cổ đông BIDV nhận được khi chốt danh sách đầu tháng 1/2021. 

Theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, việc các tổ chức tín dụng đã cổ phần nhóm Big 4 chia cổ tức bằng tiền mặt là cần thiết để cũng chia sẻ gánh nặng với ngân sách quốc gia.

Là ngân hàng có vốn điều lệ dẫn đầu hệ thống, BIDV đang đề xuất sẽ được tăng vốn điều lệ tiếp tục bằng chia cổ tức 2020 bằng cổ phiếu

Là ngân hàng có vốn điều lệ dẫn đầu hệ thống, BIDV đang đề xuất được tăng vốn điều lệ tiếp tục thông qua chia cổ tức 2020 bằng cổ phiếu

Tuy nhiên, đứng ở góc độ của chính các ngân hàng này, điều này mặt khác lại cũng sẽ tăng lên gánh nặng phải củng cố bộ đệm vốn dày với tỷ lệ CAR cao hơn nữa cho năm 2021.

Với nhóm NHTMCP tư nhân, dữ liệu của chúng tôi ghi nhận năm 2020, tăng trưởng vốn ròng mạnh nhất thuộc về OCB (HoSE: OCB) với thương vụ bán 15% vốn cho Aozora Bank, một đối tác quốc tịch Nhật Bản. Nhóm TOP 3 về quy mô tăng trên 30%, trong khi nhóm TOP 2 ở mức quanh 25%. 

Trong cơ cấu vốn, tỷ trọng huy động tiền vẫn chiếm mức cao với 75%. Thêm một yếu tố đáng chú ý là Thông tư 58/2020/BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực từ 27/7/2020 cũng làm tiền gửi của Kho bạc Nhà nước mở tại các ngân hàng quốc doanh suy giảm nhất định, các nguồn lợi nhuận và huy động tăng không lại, không bù đắp được thiếu hụt này trong ngắn hạn.

Dự báo của chúng tôi là tiền gửi này nhiều khả năng sẽ tiếp tục bị rút trong thời gian tới. Từ đó dẫn tới, tăng trưởng lợi nhuận của nhóm ngân hàng quốc doanh cũng vì thế mà chậm hơn nhiều so với nhóm tư nhân do nguồn lực bị bào mòn. Đó cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng quốc doanh hiện cũng đã bằng mọi cách gia nhập cuộc đua với các ngân hàng TMCP tư nhân trong việc hút tiền gửi nhàn rỗi không kỳ hạn (CASA) nhằm tăng quy mô nguồn vốn giá rẻ cho các hoạt động. Theo đó, Techcombank (HoSE: TCB), Vietcombank, MBBank, là những ngân hàng đang cạnh tranh nhau kịch liệt ở top dẫn đầu tỷ lệ CASA trên toàn ngành.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngân hàng lãi lớn nhìn từ Big 3

    Ngân hàng lãi lớn nhìn từ Big 3

    06:00, 09/01/2021

  • Hạn chế ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp, quy định có thiết thực?

    Hạn chế ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp, quy định có thiết thực?

    06:10, 28/01/2021

  • Tội phạm mạo danh ngân hàng trách nhiệm cũng thuộc về nhà mạng?

    Tội phạm mạo danh ngân hàng trách nhiệm cũng thuộc về nhà mạng?

    04:00, 07/02/2021

  • Sát Tết, lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh

    Sát Tết, lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh

    06:00, 09/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Toàn cảnh ngân hàng 2020 (kỳ 2): Bước đệm vốn khi cần thiết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO