Tổng thống Mỹ Joe Biden đang công du Nhật Bản và Hàn Quốc; chương trình nghị sự chuyến đi này khiến Trung Quốc đứng ngồi không yên!
Kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh với các nguyên thủ ASEAN chưa lâu, Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến công du đến Nhật Bản, Hàn Quốc và tham dự Hội nghị cấp cao “Bộ tứ kim cương” (QUAD) cùng với Australia tại Tokyo.
Chưa biết kết quả chương trình nghị sự lần này ra sao, nhưng phía Trung Quốc đã bày tỏ thái độ khó chịu. Ngày 15/8, Ngoại trưởng Vương Nghị chỉ trích Tokyo gây mất ổn định quan hệ song phương với các động thái tiêu cực với Đài Loan và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng không hài lòng về việc Nhật Bản chủ động tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh QUAD - cơ chế hoạt động mà Bắc Kinh thường gọi đó là hiệp đồng chống lại họ.
Ông Dương Khiết Trì cũng cảnh báo Cố vấn quốc gia Mỹ Jake Sullivan, rằng: “nếu phía Mỹ vẫn tiếp tục chơi “quân bài Đài Loan” và đi sâu hơn vào con đường sai lầm, chắc chắn sẽ khiến tình hình trở nên nguy hiểm trầm trọng”.
Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ và nguyên thủ các quốc gia đồng minh thân cận nhất ở châu Á lần này là lời khẳng định tầm quan trọng của khu vực Đông Á đối với cục diện toàn cầu trong thế kỷ này, kể cả Trung Quốc.
Tại châu Á - Thái Bình Dương, ba quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia mới là đối trọng/đối thủ đồng cân đồng lạng của Trung Quốc, quyết định sự thành bại tham vọng Trung Quốc - độc chiếm Biển Đông, tiến ra biển lớn Thái Bình Dương; đồng thời không để Đài Loan “trôi” theo Mỹ.
Washington hiện có cam kết an ninh, quốc phòng với Seoul và Tokyo, điều khiến Trung Quốc lo ngại nhất là Mỹ có quyền đặt căn cứ quân sự và triển khai lực lượng không hạn chế đến hai đồng minh này - cách lãnh thổ Trung Quốc chỉ vài trăm kilomet.
Lực lượng Mỹ và liên quân có thể tiếp cận Đài Loan một cách nhanh chóng trong trường hợp hòn đảo này cầu viện khi Trung Quốc quyết tâm thống nhất lãnh thổ. Chính bà Thái Anh Văn như được tiếp thêm động lực để đòi ly khai khỏi đại lục.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia cùng Mỹ dựng lên tổ chức QUAD, được xem là NATO ở Thái Bình Dương, là lực lượng có thể cản trở hành động ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Đông. Cùng với đó, Washington đã thuyết phục Anh cho Australia thuê tàu ngầm hạt nhân phòng thủ thông qua cơ chế hợp tác AUKUS.
Mỹ tỏ rõ quyết tâm triển khai “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” từ năm nay, nghĩa là gây áp lực trực tiếp lên tham vọng bá quyền của cường quốc châu Á.
Một lần nữa, Nhà trắng dưới thời Joe Biden trung thành với cách thức tập hợp đồng minh và thông qua sức mạnh đồng minh để thể hiện khả năng cầm trịch cục diện. Nhật Bản Hàn Quốc và Australia chính là sức mạnh bên ngoài lãnh thổ của Mỹ!
Dưới góc độ chiến lược an ninh, theo học thuyết mới, Trung Quốc có lý do để cáo buộc hoạt động của Mỹ và đồng minh gây nguy hại đến lợi ích sát sườn của họ, tương tự như Moscow coi sự hiện diện của NATO ở Ukraine và Đông Âu là mối nguy hiểm cần loại trừ.
Có thể bạn quan tâm
Bộ tứ kim cương gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?
05:11, 22/10/2020
Bước đi mới của Bộ tứ kim cương
11:00, 16/10/2020
Bộ tứ kim cương sẽ hiện thực hay viển vông?
11:30, 16/05/2020
"Bộ tứ kim cương" hợp tác với ASEAN về tự do trên biển: Khẳng định sức mạnh tập thể!
05:00, 16/10/2020
“Bộ tứ kim cương” và tiềm năng Việt Nam: Bài II - Lựa chọn của chúng ta
06:00, 14/05/2020
"Bộ tứ kim cương" và tiềm năng Việt Nam: Bài I - Người Mỹ đã chuẩn bị từ lâu!
06:00, 13/05/2020