TP.HCM: 10 tháng đầu năm thu ngân sách vượt 1,61% chỉ tiêu năm

Diendandoanhnghiep.vn Theo lãnh đạo Sở Tài chính TP.HCM, sau 10 tháng, TP.HCM thu ngân sách ước đạt 392.790 tỷ đồng, vượt dự toán cả năm 2022 là 1,61% và tăng 22,33% so cùng kỳ.

>>>TP.HCM: Vì sao hàng trăm tuyến xe khách không hoạt động tại bến xe Miền Đông mới?

Buổi họp tình hình phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 2 tháng cuối năm 2022 và công tác phòng chống dịch COVID-19 của TP.HCM - Ảnh: TTBC.

Buổi họp tình hình phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 2 tháng cuối năm 2022 và công tác phòng chống dịch COVID-19 của TP.HCM, chiều ngày 1/11 - Ảnh: TTBC.

Báo cáo kết quả về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2022, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, các lĩnh vực kinh tế của Thành phố tiếp tục có mức tăng trưởng khá. Sản xuất công nghiệp hàng tháng đang có sự sụt giảm do tác động tiêu cực của nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất, chuỗi cung ứng của thị trường toàn cầu đang bị ảnh hưởng, sức mua toàn cầu giảm.

Tuy nhiên, bà Mai cho rằng, công nghiệp của Thành phố ghi nhận sự tăng trưởng tích cực của 4 ngành công nghiệp trọng điểm, tiếp tục duy trì, khẳng định vị trí là ngành chủ đạo, có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao hơn so với chỉ số chung của toàn ngành, IIP 4 ngành trọng điểm 10 tháng năm 2022 ước tăng 22,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ giản 13%).

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu du lịch, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước lũy kế 10 tháng năm 2022 vượt 1,6% dự toán năm và tăng 22,3% so với cùng kỳ.

Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai

Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai Báo cáo kết quả về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2022 - Ảnh: TTBC.

“Công tác hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp được chú trọng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi và phát triển. Nhờ vậy, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 10 tháng tăng 4,4% so với cùng kỳ. Công tác dự báo thị trường giá cả nông sản được thông tin kịp thời. Tăng cường tuyên truyền thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất”, Giám đốc Sở KHĐT TP.HCM chia sẻ.

Cũng theo Giám đốc Sở KHĐT TP.HCM, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 10 ước đạt khoảng 94.933 tỷ đồng, tăng 1,35% so với tháng trước (doanh thu thương mại tăng 1,57%; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 7,1%; dịch vụ lữ hành giảm 15,42%; dịch vụ khác tăng 3,49%) và tăng 78,7% so với cùng kỳ.

Bà Mai đánh giá, hoạt động thương mại dịch vụ tháng 10 trên địa bàn duy trì ổn định, nối tiếp đà phục hồi từ đầu năm, không biến động nhiều so với tháng trước. Tính chung 10 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 899.384 tỷ đồng, tăng 29,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 20,7%).

Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Thành phố duy trì tốc độ tăng trưởng tốt: Tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cửa khẩu cả nước trong tháng 10 ước đạt 4,13 tỷ USD, tăng 6,23% so với tháng trước.

Lũy kế 10 tháng ước đạt 40,8 tỷ USD, tăng 13,44% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 2,2%). Tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp TP qua cửa khẩu cả nước trong tháng 10 ước đạt 4,9 tỷ USD tăng 2,46% so với tháng trước. Lũy kế 10 tháng đầu năm ước đạt 53,4 tỷ USD, tăng 9,60% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 17,8%).

>>>TP.HCM vận hành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

Về công tác thu chi ngân sách của TP.HCM, ông Nguyễn Trần Phú - Phó Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM cho biết, sau 10 tháng, TP.HCM thu ngân sách ước đạt 392.790 tỷ đồng, vượt dự toán cả năm 2022 là 1,61% và tăng 22,33% so cùng kỳ.

ông Nguyễn Trần Phú - Phó Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM - Ảnh: TTBC.

Ông Nguyễn Trần Phú - Phó Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM - Ảnh: TTBC.

Trong đó, thu nội địa 254.058 tỷ đồng, đạt 97,88% dự toán, tăng 19,32%; thu từ dầu thô gần 24.000 tỷ đồng, vượt 128% dự toán, tăng 100,1%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 114.765 tỷ đồng, đạt 98,51% dự toán, tăng 19,29% so với cùng kỳ.

Theo ông Phú, năm 2022, Trung ương giao TP.HCM thu ngân sách 386.568 tỷ đồng, bình quân một ngày thu 1.058 tỷ đồng. Những năm gần đây, thu ngân sách thành phố chiếm 25-27% tổng thu cả nước.

Theo lãnh đạo Sở Tài chính TPHCM, nguồn thu ngân sách của Thành phố vượt kế hoạch chủ yếu đến từ kết quả kinh doanh từ các doanh nghiệp bất động sản, dầu thô, thuế thu nhập cá nhân,…

Ngoài ra, một số khoản thu có số thu đột biến (các đơn vị thực hiện nộp tiền thuê đất 1 lần, nộp sớm so với quy định…), thu tiền sử dụng đất tăng gấp 2 lần so cùng kỳ.

Mặc dù, tổng thu ngân sách vượt dự toán nhưng tình hình giải ngân vốn của thành phố khá thấp. Theo đó,tổng chi cân đối ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) sau 10 tháng mới đạt khoảng 50.228 tỷ đồng, đạt 51,9% dự toán và giảm 20,7% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, sau 10 tháng TP.HCM mới giải ngân vốn đầu tư công được hơn 23.247 tỷ đồng, đạt 53,1% dự toán.

Liên quan đến tình hình cung ứng xăng dầu trên địa bàn TP.HCM, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, cho biết tính đến 12 giờ hôm nay (ngày 1/11), toàn Thành phố có 108 cửa hàng thiếu xăng dù vẫn mở cửa phục vụ. Toàn TP.HCM có 540 cửa hàng, trong đó có 4 cửa hàng đang xin ngưng để sửa chữa và làm thủ tục đóng cửa. Vào thời điểm khó khăn nhất, Thành phố có 137 cửa hàng đóng cửa (ngày 10/10).

Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ - Ảnh: TTBC.

Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ - Ảnh: TTBC.

Ông Vũ thông tin trung bình một ngày nhu cầu tiêu thụ của Thành phố khoảng 6.880 m3 xăng, dầu. Hiện khó khăn của TP.HCM do nguồn cung thiếu hụt, một phần do Công ty Xuyên Việt Oil bị rút giấy phép nhưng chưa quay lại thị trường. Doanh nghiệp này mỗi tháng nhập và cung ứng 100.000 m3 xăng, dầu cho thị trường.

 “Hiện khó khăn của TP.HCM đã báo cáo Thủ tướng là do nguồn cung đang thiếu hụt, tổng cơ chế điều hành chưa bảo đảm hài hòa lợi ích các bên trong cung ứng xăng dầu, hiện các đơn vị bán lẻ hoạt động rất khó khăn và thua lỗ do chiết khấu thấp. TPH.CM đã thực hiện báo cáo kiến nghị các Bộ và hy vọng thời gian tới tình hình xăng dầu sẽ được cải thiện hơn”, ông Vũ nhấn mạnh.

Cũng theo Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ, tại TP.HCM, doanh nghiệp Nhà nước tham gia chuỗi cung ứng xăng dầu chiếm 25%, còn lại là doanh nghiệp tư nhân các tỉnh tham gia. Ông Vũ cho rằng, giá xăng dầu quy định thống nhất 2 vùng, vùng 1 và vùng 2. Chi phí vận chuyển từ nhà máy đến các tỉnh khác nhau. Do đó, có những khó khăn nhất định.

Về giải pháp, ông Vũ cho biết TP.HCM đã huy động doanh nghiệp có lượng nhập và phân phối lớn gồng gánh, trong đó hiện Petrolimex hoạt động với 200% công suất để đảm đương cho các đơn vị đang thiếu hụt. “Cơ bản chúng ta khắc phục một phần khó khăn. Các vùng như Q.12, Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn, Củ Chi có nhiều cửa hàng bán lẻ không kinh doanh theo chuỗi đang bị ngắt khúc”, ông Vũ nói, đồng thời hy vọng sau đợt điều chỉnh giá chiều nay tình hình sẽ có cải thiện.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: 10 tháng đầu năm thu ngân sách vượt 1,61% chỉ tiêu năm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714116215 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714116215 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10