TP.HCM: Đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng xây cầu Thủ Thiêm 4 theo phương thức PPP

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 17/12/2022 00:58

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (bước chuẩn bị dự án) để triển khai nghiên cứu xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo phương thức đối tác công tư (PPP).

>>Cầu Thủ Thiêm 2 – Huyết mạch giao thông, kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

Cụ thể, theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, trong quý 4/2022, Sở GTVT sẽ lựa chọn các nhà thầu gói thầu lập hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ đề xuất gói thầu tư vấn khảo sát hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, gói thầu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Gói thầu thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu trong quý 2-2023.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (bước chuẩn bị dự án) để triển khai nghiên cứu xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo phương thức đối tác công tư (PPP).

 Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ được đầu tư 5.300 tỷ đồng để xây dựng theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Cầu Thủ Thiêm 4 là cầu vượt sông Sài Gòn, có điểm đầu từ trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh (khoảng 200m về phía giao lộ trục đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Thị Thập). Điểm cuối dự án giao giữa đường trục Bắc Nam với tuyến R4 thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cầu có quy mô 6 làn xe nhằm giải tỏa áp lực giao thông từ phía quận Bình Thạnh, TP Thủ Đức qua các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu đô thị mới Nam TP. Tổng vốn đầu tư để xây cầu ước tính khoảng 5.300 tỉ đồng.

Ngoài các dự án đang thi công và đang triển khai đầu tư, TP.HCM có 8 dự án giao thông trọng điểm được ưu tiên khởi công mới ở giai đoạn từ 2022 - 2025 khi bố trí đủ vốn. Đó là các dự án cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, cầu Nguyễn Khoái, cầu đường Bình Tiên.

4 dự án tiếp theo gồm: 3 dự án khép kín đường vành đai 2 (đoạn 1: từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội; đoạn 2: từ nút giao thông Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng; và đoạn 4: từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh); đường vành đai 4 TP.HCM (đoạn từ cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai).

>>Từ vụ đấu giá đất Thủ Thiêm đến sàng lọc năng lực nhà đầu tư

Trước đó, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề cập trong báo cáo gửi Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM về kế hoạch chuẩn bị để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án cấp bách giai đoạn 2020 – 2025, gồm cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm.

Theo đó, cầu Cần Giờ dài 3,678km với quy mô 6 làn xe. Tổng mức đầu tư dự án 9.982 tỉ đồng, đầu tư đề xuất trong giai đoạn 2023-2028.

Khi hoàn thành, cầu sẽ thay thế cho phà Bình Khánh kết nối khu Nam TP với huyện Cần Giờ, đáp ứng nhu cầu giao thông trong khu vực. Qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển dự án khu lấn biển, khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.

Cầu Thủ Thiêm 4 có quy mô 6 làn xe được đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2024-2028 nhằm giải tỏa áp lực giao thông từ phía quận Bình Thạnh, TP Thủ Đức qua các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị mới Nam TP. Tổng vốn đầu tư 5.300 tỉ đồng.

Hai dự án nằm trong danh mục 59 dự án Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư và đề xuất danh mục chương trình, dự án theo lĩnh vực phụ trách để báo cáo TP giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2020-2025.

TP.HCM có 8 dự án giao thông trọng điểm được ưu tiên khởi công mới ở giai đoạn từ 2022 - 2025 khi bố trí đủ vốn. Đó là các dự án cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, cầu Nguyễn Khoái, cầu đường Bình Tiên.

TP.HCM có 8 dự án giao thông trọng điểm được ưu tiên khởi công mới ở giai đoạn từ 2022 - 2025 khi bố trí đủ vốn. Đó là các dự án cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, cầu Nguyễn Khoái, cầu đường Bình Tiên.

Tổng kinh phí để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất chủ trương đầu tư cho 59 dự án khoảng 19,5 tỉ đồng.

Các dự án được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên theo các nhóm gồm: xây dựng các tuyến vành đai, dự án cao tốc, dự án liên quan đường sắt đô thị, dự án thuộc danh mục thu phí cảng biển, dự án công nghệ thông tin, dự án cầu đường nội đô, bến bãi và chống sạt lở và 3 chương trình đầu tư công.

Trong đó, với nhóm dự án vành đai, TP sẽ ưu tiên khép kín đường vành đai 2 (3 đoạn còn lại chưa được đầu tư dài 11km); đầu tư vành đai 3 giai đoạn từ 2023-2025; vành đai 4 giai đoạn 2021-2030. Nhóm dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành thực hiện giai đoạn 2023-2025.

Nhóm dự án liên quan đến tuyến đường sắt đô thị sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng công trình kết nối đồng bộ metro số 1 và số 2 tại nhà ga Bến Thành; xây dựng và lắp đặt thang máy tại các cầu vượt bộ hành các nhà ga trên cao tuyến metro số 1; tăng cường khả năng kết nối xe buýt với metro số 1; đầu tư hệ thống quan trắc phục vụ vận hành khai thác metro số 1.

Các dự án công nghệ thông tin, Sở Giao thông vận tải TP cũng đề xuất ưu tiên các dự án đầu tư bổ sung hệ thống camera giám sát giao thông; đầu tư hệ thống điều khiển giao thông linh hoạt các trục giao thông chính...

Có thể bạn quan tâm

  • Thông xe cầu Thủ Thiêm 2, bất động sản khu Đông hưởng lợi

    00:05, 07/05/2022

  • Cầu Thủ Thiêm 2 trở thành biểu tượng kiến trúc của TP HCM

    15:40, 28/04/2022

  • Gấp rút thi công Cầu Thủ Thiêm II để kịp khánh thành vào 30/4

    12:23, 13/04/2022

  • Cầu Thủ Thiêm 2 – Huyết mạch giao thông, kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

    12:58, 03/03/2022

  • TP HCM: Hoàn thiện gấp cầu Thủ Thiêm 2

    11:20, 03/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP.HCM: Đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng xây cầu Thủ Thiêm 4 theo phương thức PPP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO