TP.HCM: Đề xuất đầu tư 20.000 tỉ “tàu tự lái” dọc kênh … liệu có khả thi?

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 06/07/2024 11:06

Việc doanh nghiệp đề xuất đầu tư tàu tự lái đi dọc kênh ở TP.HCM mức vốn 20.000 tỉ đồng có thể triển khai thí điểm. Tuy nhiên, cần xem xét tính pháp lý và quy hoạch của TP để đảm bảo hài hoà lợi ích.

>>Sửa Luật Thủ đô: Cần thiết ưu tiên phát triển đường sắt đô thị

Đó là ý kiến của các chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước trước đề xuất của doanh nghiệp về việc đầu tư “tàu tự lái” đi dọc kênh ở TP.HCM với mức vốn 20.000 tỉ đồng.

Công ty cổ phần Công viên Thạch Bàn

Công ty cổ phần Công viên Thạch Bàn, đề xuất đầu tư “tàu tự lái” đi dọc kênh ở TP.HCM với mức vốn 20.000 tỉ đồng.

Đề nghị đưa dự án “tàu tự lái” vào quy hoạch

Theo thông tin từ Sở Giao thông vận tải TP.HCM, đơn vị này vừa có văn bản gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đề nghị có ý kiến liên quan đến đề xuất xây dựng hệ thống tàu tự lái trên cao (Automated guideway transit - AGT), của Công ty cổ phần Công viên Thạch Bàn.

Đáng chú ý, theo đề xuất của Công ty cổ phần Công viên Thạch Bàn, dự án này có chiều dài gần 30km, đi theo lộ trình sân bay Tân Sơn Nhất - Trung tâm TP - Công viên văn hóa Đầm Sen.

Đặc biệt, tuyến tàu tự lái trên cao này nằm hoàn toàn trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch Bến Nghé, kênh Đôi, kênh Tân Hóa và đường Lạc Long Quân.

Nêu quan điểm về tính khả thi, Công ty cổ phần Công viên Thạch Bàn, cho rằng trong quá trình thực hiện đầu tư sẽ có nhiều thuận lợi vì không vướng khâu giải phóng mặt bằng. Mặt khác, làn đường cho tàu tự lái rộng chỉ cần 4m, bến đỗ không cần nhiều diện tích. Bên cạnh đó, việc xây dựng chủ yếu làm bằng thép nên có thể thi công hàng loạt tại nhà máy. Dự kiến dự án thi công nhanh, chỉ cần khoảng 5 năm có thể hoàn thành.

Cũng theo Công ty cổ phần Công viên Thạch Bàn, ưu thế của tàu tự lái so với monorail (tàu điện một ray) là khả năng chuyển làn linh hoạt, mức vốn đầu tư cũng thấp hơn. Hệ thống tàu tự lái trên cao do Mitsubishi phát triển đã đoạt giải thưởng Good Design Award 2016 của Viện Xúc tiến thiết kế Nhật Bản (JDP).

Về lộ trình đầu tư, Công ty cổ phần Công viên Thạch Bàn đề xuất triển khai dự án thành 3 giai đoạn, gồm: Giai đoạn 1, công ty sẽ đầu tư đoạn sân bay Tân Sơn Nhất - cù lao Nguyễn Kiệu. Dự án chạy dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài 12,7km; Giai đoạn 2, doanh nghiệp đầu tư thêm đoạn cù lao Nguyễn Kiệu - cầu Bà Tàng (quận 8). Chiều dài tuyến khoảng 5,7km chạy dọc theo kênh Đôi; Giai đoạn 3, dự án đầu tư thêm 11,5km, đoạn tuyến cầu Bà Tàng (quận 8) - giao lộ Hoàng Văn Thụ, Út Tịch theo kênh Tân Hóa, đường Lạc Long Quân. Tổng mức đầu tư dự kiến cho toàn dự án là 20.000 tỉ đồng. Từ những cơ sở trên, Công ty cổ phần Công viên Thạch Bàn đề nghị TP.HCM xem xét bổ sung tuyến đường sắt trên cao này vào quy hoạch để có cơ sở thực hiện.

>>Cần xây dựng đề án tổng thể phát triển đường sắt đô thị TP.HCM

Liệu có khả thi?

Liên quan tới tính khả thi trước đề xuất của doanh nghiệp trong việc thực hiện dự án, trao đổi với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Bùi Hòa An - Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết về quan điểm của Sở GTVT sẽ luôn ủng hộ doanh nghiệp, đặc biệt là những dự án mang tính chất xã hội hoá, giảm áp lực ngân sách cho Nhà nước và phúc lợi cho người dân. Tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất của doanh nghiệp nên chưa thể khẳng định dự án này có khả thi hay không. Hiện Sở GTVT đã gửi văn bản tới các sở ngành để lấy ý kiến.

TS. Phạm Viết Thuận - Viện trưởng Viện kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM, cho rằng: về quan điểm luôn ủng hộ doanh nghiệp tham gia các dự án hạ tầng giao thông để giảm áp lực cho ngân sách TP. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải lập dự án chi tiết để các cơ quan chức năng xem xét và có hướng đề xuất chứ không thể “khơi khởi”. Bên cạnh đó, về phía cơ quan quản lý Nhà nước cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác nhau, như: tầm quan trọng của dự án; dự án có thuộc diện cần thiết đầu tư và phải đầu tư hay không? Đặc biệt là phải phù hợp với quy hoạch của TP.

TS. Phạm Viết Thuận - Viện trưởng Viện kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM: về quan điểm luôn ủng hộ doanh nghiệp tham gia các dự án hạ tầng giao thông để giảm áp lực cho ngân sách TP. Tuy nhiên, cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác nhau, như: tầm quan trọng của dự án; dự án có thuộc diện cần thiết đầu tư và phải đầu tư hay không? Đặc biệt là phải phù hợp với quy hoạch của TP.

Cũng theo ông An, vấn đề cốt lõi là làm sao đảm bảo được hài hoà lợi ích của Nhà nước, người dân cũng như doanh nghiệp.

Song, theo ông An, vấn đề chính ở đây là nếu chiếu theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư dưới nước thì vẫn chưa có quy định cụ thể, cho nên phải cân nhắc và làm rõ yếu tố pháp lý cũng như làm rõ về mặt kỹ thuật thì mới có thể triển khai. Bởi, trên thực tế hiện nay mới chỉ có quy định giao dự án, công trình trên đất mà vẫn chưa có quy định về giao mặt nước. Vì vậy, trong trường hợp này có thể áp dụng mô hình điểm. Và nếu được UBND TP chấp thuận, sở GTVT sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện pháp lý để có thể thực hiện dự án.

Đánh giá về những đề xuất của doanh nghiệp, TS. Phạm Viết Thuận - Viện trưởng Viện kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM, cho rằng: về quan điểm luôn ủng hộ doanh nghiệp tham gia các dự án hạ tầng giao thông để giảm áp lực cho ngân sách TP. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải lập dự án chi tiết để các cơ quan chức năng xem xét và có hướng đề xuất chứ không thể “khơi khởi”. Bên cạnh đó, về phía cơ quan quản lý Nhà nước cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác nhau, như: tầm quan trọng của dự án; dự án có thuộc diện cần thiết đầu tư và phải đầu tư hay không? Đặc biệt là phải phù hợp với quy hoạch của TP. Bởi, theo TS Phạm Viết Thuận, theo quy hoạch, đề án metro đã được UBND TP.HCM báo cáo với HĐND TP hồi cuối tháng 6. Đặc biệt, theo quy hoạch này, TP HCM đặt ra mục tiêu đến năm 2035, tức là trong 11 năm tới sẽ hoàn thành khoảng 183km đường sắt đô thị. Đến năm 2045, TP HCM sẽ xây dựng thêm khoảng 168,36km để hoàn thiện 7 tuyến đường sắt đô thị (theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060), nâng tổng chiều dài đường sắt đô thị lên khoảng 351,08km. Và đến năm 2060 hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị còn lại theo quy hoạch được duyệt, nâng tổng chiều dài đường sắt đô thị lên khoảng 510,02km.

Với quy hoạch trên, TS. Phạm Viết Thuận, cho rằng đây là một áp lực rất lớn về nguồn vốn ngân sách của TP vì tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng và vận hành khai thác sơ bộ (chưa bao gồm lãi vay trong quá trình xây dựng) giai đoạn từ nay đến năm 2035 khoảng 837.249 tỷ đồng (tương đương 34,92 tỷ USD), không bao gồm vốn đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 1.

Theo phân bổ quy hoạch, hiện TP HCM được quy hoạch 8 tuyến metro và 3 tuyến xe điện mặt đất (hoặc đường sắt một ray Monorail) với tổng chiều dài khoảng 220 km, tổng vốn đầu tư ước tính gần 25 tỷ USD. Trong đó, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sau 17 năm được duyệt, 12 năm thi công, đến nay mới chuẩn bị hoàn thành. Tuyến số 2, đoạn Bến Thành - Tham Lương với tổng chiều dài hơn 30 km đã được triển khai cũng nhiều lần lùi tiến độ, dự kiến đến năm 2030 mới hoàn thành. Các tuyến còn lại chưa được đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM: Đề nghị có cơ chế thưởng cho các dự án đầu tư công vượt tiến độ

    00:01, 28/06/2024

  • Kiên Giang tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

    16:37, 27/06/2024

  • Gỡ “nút thắt” VLXD cho các dự án đầu tư công trọng điểm phía Nam

    11:00, 25/06/2024

  • Cơ hội phục hồi ngành vật liệu xây dựng nửa cuối năm 2024 nhờ đầu tư công

    04:30, 24/06/2024

  • TP.HCM: di dời hơn 14.000 căn nhà ven kênh rạch bằng vốn đầu tư công?

    01:44, 23/06/2024

  • Giải ngân vốn đầu tư công TP.HCM: Lo ngại khó hoàn thành mục tiêu?

    00:10, 11/06/2024

  • Quan Sơn (Thanh Hóa): Phát huy vai trò đầu tư công trong nền kinh tế

    21:20, 10/06/2024

  • Giải ngân vốn đầu tư công: Vì sao “ì ạch”?

    03:20, 09/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP.HCM: Đề xuất đầu tư 20.000 tỉ “tàu tự lái” dọc kênh … liệu có khả thi?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO