TP.HCM không thể không mở cửa nền kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Đó là góp ý của các chuyên tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM và các chuyên gia kinh tế, y tế nhằm lắng nghe góp ý về kế hoạch phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế sau ngày 15/9.

Tham gia góp ý với lãnh đạo TP.HCM, TS. Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright cho rằng, hiện không thể nói mở hay không mở cửa, mà phải nói rằng không thể không mở cửa. Theo TS Vũ Thành Tự Anh, nếu nhìn vào bài toán kinh tế, phân tích lợi ích, chi phí, phân bổ nguồn lực thì việc Thành phố xét nghiệm diện rộng cho toàn bộ người dân là rất tốn kém. 

Lãnh đạo TP.HCM lắng nghe các chuyên gia kinh tế, y tế góp ý về kế hoạch phòng, chống dịch và mở cửa kinh tế sau ngày 15/9 - Ảnh: Việt Dũng.

Lãnh đạo TP.HCM lắng nghe các chuyên gia kinh tế, y tế góp ý về kế hoạch phòng, chống dịch và mở cửa kinh tế sau ngày 15/9 - Ảnh: Việt Dũng.

Bên cạnh đó, hệ lụy đối với GDP của Thành phố không chỉ năm nay mà còn những năm tới, cái giá phải trả về kinh tế lớn. Đối với doanh nghiệp, ông Tự Anh nhận định doanh nghiệp bây giờ kiệt quệ, nếu không cứu thì sau này cứu cũng không kịp nữa. Tương tự, sau 3,5 tháng chống dịch, người dân nghèo cũng đang kiệt quệ.

Đặc biệt, ngân sách Thành phố, ngân sách trung ương đang gặp khó khăn. Đứng từ góc độ người dân Thành phố, doanh nghiệp, ngân sách Thành phố ... thì chi phí chống dịch quá lớn và không thể không mở cửa.

Về chiến lược mở cửa, đối với hoạt động kinh tế, kinh doanh, việc mở theo từng nấc phải có phương án dự phòng, phải có phương án rủi ro và thích nghi với điều kiện mới. Tuy nhiên, cần phải có những phương án dự phòng rủi ro và cần phải thay đổi các quy định của Bộ Y tế để mở cửa”, TS. Vũ Thành Tự Anh đặt vấn đề.

Còn theo TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, TP.HCM không thể tiếp tục trận chiến cũ bằng phương pháp cũ, đó là truy vết F0, cần phải thay đổi để làm sao sử dụng nguồn lực hữu hạn còn lại một cách hiệu quả nhất. Bộ Y tế đã giao chỉ tiêu chống dịch cho Thành phố, nhưng trong các tiêu chí này có hai “kim cô” cho quá trình mở cửa trở lại.

"Chúng ta phải xác định mở cửa một cách nhất quán, dứt khoát, không nên mở cửa giật cục. Cả Thành phố lẫn doanh nghiệp không còn nguồn lực, sau nhiều tháng giãn cách, doanh nghiệp đã kiệt quệ. Ngoài ra, Thành phố cũng sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, hệ thống cung ứng bị đứt gãy... Cần đánh giá kỹ các tiêu chí an toàn, điều kiện hoạt động để mở cửa chứ không "đóng mở bất thường", doanh nghiệp sẽ bị đấm bồi và tiếp tục chết nhiều hơn", TS. Trần Du Lịch nói nêu quan điểm.

Các chuyên gia cho rằng, TP.HCM chỉ nên lấy mẫu những đối tượng có nguy cơ cao, có triệu chứng để giảm gánh nặng cho ngân sách và tập trung nguồn lực cho việc bao phủ vắc xin.

Các chuyên gia cho rằng, TP.HCM chỉ nên lấy mẫu những đối tượng có nguy cơ cao, có triệu chứng để giảm gánh nặng cho ngân sách và tập trung nguồn lực cho việc bao phủ vắc xin - Ảnh: Độc Lập.

Góp ý cho công tác phòng, chống dịch của Thành phố, PGS.TS. Đỗ Văn Dũng (trường Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, ngành y tế TP.HCM đã đảm bảo tiêm vắc xin cho nhóm người có nguy cơ cao, nhóm người có bệnh nền; phát triển mô hình chăm sóc, điều trị F0 tại nhà hiệu quả và đảm bảo cơ sở y tế đủ oxy cho người bệnh. Minh chứng rõ ràng nhất là số bệnh nhân tử vong đã giảm rõ rệt.

Về chiến lược trong thời gian tới, theo PGS.TS. Đỗ Văn Dũng, TP.HCM cần chuyển chiến lược với COVID-19 từ “đánh nhanh, thắng nhanh, tốc chiến, tốc thắng” sang “đánh chắc, thắng chắc”. Đồng thời, cần chuẩn bị tâm thế để “sống chung” với COVID-19, bởi nếu quét sạch lần này cũng không đảm bảo COVID-19 sẽ không đến một lần nữa. Đây là một cuộc chiến lâu dài, nên Thành phố không nên tốn quá nhiều sức lực dẫn đến kiệt quệ.

“Chúng ta có thể tiêu diệt COVID-19, nhưng không thể tiêu diệt trong hôm nay, tháng này, năm nay mà phải trong những năm tới cùng các quốc gia khác chứ không thể đơn độc. Vì thế, ngành y tế không nên tiếp tục xét nghiệm diện rộng, tiếp tục truy vết vì rất tốn kém, mà phải chuyển thành xét nghiệm những đối tượng nguy cơ cao, có triệu chứng”, PGS.TS. Đỗ Văn Dũng đề xuất.

PGS.TS. Đỗ Văn Dũng cũng cho rằng, xét về tổng thể, TP.HCM cần xác định “sống chung” và tính toán mở cửa kinh tế từng phần để phục hồi. Nếu không mạnh dạn mở cửa thì ngân sách sẽ thiệt hại rất nhiều. Nếu tiêm chủng đủ, nên mạnh dạn trong mở cửa.

Thống nhất với quan điểm cần mạnh dạn từng bước nới lỏng, GS. Trần Diệp Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Dược TP.HCM đề nghị, cần tập trung bao phủ vắc xin và can thiệp sớm tại cộng đồng đối với F0.

Sau khi xét nghiệm “thần tốc” trên diện rộng để tìm ra F0 thì biện pháp tiếp theo sẽ làm gì, xử lý thế nào đối với F0 được tìm ra? Câu hỏi này cần được trả lời, nhất là khi TP.HCM đã chuyển giai đoạn, không còn theo mục tiêu không COVID-19.

“Nếu xét nghiệm để bóc tách, chuyển F0 đi nơi khác để giữ khu dân cư xanh; nhưng nếu giữ vùng xanh bằng cách này thì cứ phải làm xét nghiệm với tần suất 3 ngày/lần (vì kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị trong 3 ngày), nghĩa là cứ phải làm hoài. Do đó, cần thống nhất quan điểm không cần thiết phải xét nghiệm trên diện rộng, chỉ xét nghiệm đối với những trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19. Nguồn lực lúc này cần được tập trung vào bao phủ vắc xin tới người dân, nhất là đối với người có nguy cơ cao, người trên 65 tuổi”, GS. Trần Diệp Tuấn đề nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM không thể không mở cửa nền kinh tế tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714004750 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714004750 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10