Sở Y tế TP.HCM vừa có đề xuất Bộ Y tế cho phép thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày đối với F0 không triệu chứng đã tiêm 2 mũi vắc xin và có kết quả âm tính vào ngày thứ 7.
>>>TP.HCM đề xuất đón khách quốc tế từ tháng 12
Sở Y tế TP.HCM cho biết, từ ngày 1/10, TP.HCM đã triển khai áp dụng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, theo đó các hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội được khôi phục.
Đến thời điểm hiện tại, Thành phố đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên với mũi 1 đạt hơn 99% và mũi 2 đạt 83%. Riêng đối với trẻ em từ 12 đến 17 tuổi, mũi 1 đạt 95% và dự kiến tiêm mũi 2 vào tuần cuối tháng 11/2021.
Theo báo cáo từ các quận huyện, số ca mắc mới ở hầu hết 22 quận, huyện và TP Thủ Đức đều có xu hướng tăng nhẹ, riêng Bình Chánh, Hóc Môn, TP Thủ Đức, quận Bình Tân và quận 12 có số ca mắc mới tăng cao.
Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện Thành phố đang cách ly, điều trị 66.722 F0, trong đó 48.903 F0 đang được cách ly tại nhà và 5.185 F0 tại khu cách ly tập trung (chiếm tỉ lệ khoảng 81%), đều là F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ (theo số liệu ngày 17/11).
Để thích ứng với tình hình dịch bệnh COVID-19 trong giai đoạn mới, Thành phố đã và sẽ tiếp tục triển khai cách ly tại nhà đối với các F0 đủ điều kiện hoặc chuyển vào khu cách ly tập trung quận, huyện (nếu F0 không đủ điều kiện cách ly tại nhà). Đối với các trường hợp có triệu chứng cần can thiệp y tế thì chuyển vào bệnh viện điều trị COVID-19 (tầng 2, tầng 3).
Bên cạnh đó, từ khi áp dụng sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir, đã có nhiều trường hợp F0 hoàn toàn không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ và mất hẳn các triệu chứng chỉ sau 1 tuần cách ly và có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Tuy nhiên, Sở Y tế TP.HCM cho rằng, các trường hợp trên vẫn phải tiếp tục cách ly đến hết thời gian theo quy định (14 ngày). Việc kéo dài thời gian cách ly cùng với số ca mắc mới gia tăng mỗi ngày nên khó tránh quá tải tại khu cách ly tập trung và các bệnh viện.
“Trước tình hình đó, để gia tăng hiệu quả trong công tác chăm sóc, điều trị F0, duy trì mục tiêu hạn chế các trường hợp bệnh nặng và tử vong do COVID-19, trên cơ sở đề xuất của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện và TP Thủ Đức, để giảm tải cho các khu cách tập trung. Sở Y tế đề nghị Bộ Y tế cho phép TP.HCM thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng đã tiêm 2 mũi vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7”, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị.
>>>TP.HCM: Số F0 đang tăng và thực tế nhiều hơn số liệu đã thống kê
Cùng ngày, Sở Y tế TP.HCM cũng đã có văn bản khẩn gửi Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) về việc hỗ trợ thuốc Molnupiravir dùng trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại các cơ sở y tế Thành phố.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị và Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đang triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát bằng thuốc Molnupiravir cho các bệnh nhân COVID-19 nhẹ tại nhà và cộng đồng tại TP.HCM, theo đề án nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Theo đó, TP.HCM đã được Cục Khoa học công nghệ và đào tạo cấp 110.000 liều Molnupiravir (gồm 50.000 liều Molnupiravir 400mg Stella Việt Nam và 60.000 liều Molnupiravir 200mg Optimus Ấn Độ).
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết, ngành y tế Thành phố đã xác định ngưỡng chịu đựng và các kịch bản thu dung, điều trị khi không còn lực lượng chi viện. Trong điều kiện vừa điều trị bệnh khác, vừa điều trị bệnh COVID-19 thì ngưỡng chịu đựng của TP.HCM là 120.000 ca F0. Hiện nay số ca F0 của toàn TP, bao gồm cả cách ly tại nhà là hơn 66.000. Thành phố đang duy trì 86 trạm y tế lưu động do bệnh viện quân y phụ trách, hơn 100 trạm do ngành y tế Thành phố triển khai.
Sở Y tế TP.HCM đã chuyển 43.000 liều cho các tỉnh (theo chỉ đạo của Cục Khoa học công nghệ và đào tạo) và cấp 67.000 liều Molnupiravir cho các trung tâm y tế quận, huyện và TP Thủ Đức, các trạm y tế, trạm y tế lưu động, bệnh viện dã chiến và bệnh viện trên địa bàn TP để điều trị cho bệnh nhân F0.
Mới đây, Molnupiravir được Bộ Y tế cập nhật vào Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, cập nhật lần thứ 7 theo Quyết định số 4689 ngày 6/10.
Hiện tại, số trường hợp F0 có xu hướng tăng sau khi TP.HCM triển khai áp dụng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 (với khoảng 55.000 bệnh nhân F0 đang cách ly tại nhà và cơ sở cách ly) và nhu cầu sử dụng Molnupiravir cũng tăng tương ứng.
Hiện Sở Y tế TP.HCM đang còn 2.000 liều Molnupiravir và sẽ cấp phát hết trong 2 ngày nữa. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân, Sở Y tế TP.HCM kính đề nghị Thứ trưởng Bộ Y tế, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo xem xét cấp bổ sung 100.000 liều Molnupiravir cho Thành phố điều trị các F0 có triệu chứng nhẹ.
Có thể bạn quan tâm
TP.HCM đề xuất đón khách quốc tế từ tháng 12
00:00, 19/11/2021
TP.HCM sẽ có gói hỗ trợ cho trẻ mồ côi và người già neo đơn vì COVID-19
00:11, 18/11/2021
Lễ tưởng niệm những người mất do COVID-19 được truyền hình trực tiếp từ TP.HCM và Hà Nội
18:04, 17/11/2021
TP.HCM: Nhiều dịch vụ được hoạt động trở lại theo cấp độ dịch
11:18, 17/11/2021
TP.HCM cần lấy lại vị thế trên mọi phương diện!
12:48, 16/11/2021
TP.HCM sẽ hoàn thiện kế hoạch mở cửa trường học trong tuần này
12:04, 16/11/2021
TP.HCM: Số F0 đang tăng và thực tế nhiều hơn số liệu đã thống kê
01:05, 14/11/2021