TP.HCM: Phát hiện 532 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 10

Diendandoanhnghiep.vn Chỉ trong tháng 10/2023, Quản lý thị trường TP.HCM (QLTT) kiểm tra 972 vụ chuyên ngành và liên ngành, trong đó kiểm tra chuyên ngành 578 vụ, tăng 76 vụ so với tháng trước; số vụ vi phạm 532 vụ.

>> QLTT TP.HCM: Kiên quyết ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại

Buôn lậu, gian lận thương mại gia tăng…

Đáng chú ý, trong số 532 vụ vi phạm về gian lận thương mại, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 01 vụ sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.

Chỉ trong tháng 10/2023, Quản lý thị trường TP.HCM (QLTT) kiểm tra 972 vụ chuyên ngành và liên ngành, trong đó kiểm tra chuyên ngành 578 vụ, tăng 76 vụ so với tháng trước; số vụ vi phạm 532 vụ.

Chỉ trong tháng 10/2023, Lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM (QLTT) kiểm tra 972 vụ chuyên ngành và liên ngành, trong đó kiểm tra chuyên ngành 578 vụ, tăng 76 vụ so với tháng trước; số vụ vi phạm 532 vụ.

Theo Cục QLTT TP.HCM, chỉ tính trong tháng 10/2023, tổng số vụ đã xử lý 479 vụ, thu nộp ngân sách với số tiền là 9.625.451.000 đồng, trong đó tiền thu phạt hành chính là 8.575.151.000 đồng, tiền bán hàng tịch thu là 991.200.000 đồng và tiền phạt truy thu số lợi bất hợp pháp là 59.100.000 đồng. Trị giá hàng hóa đã tiêu hủy là 5.397.914.000 đồng.

Đặc biệt, trong 10 tháng đầu năm Lực lượng QLTT TP.HCM đã kiểm tra chuyên ngành và liên ngành 53.146 vụ. Trong đó, tổng số vụ kiểm tra chuyên ngành: 3.981 vụ, tăng 1.381 vụ (tăng 53,11%) so với cùng kỳ năm trước. Số vụ vi phạm: 3.576 vụ, tăng 1.673 vụ (tăng 87,91%) so với cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền thu nộp ngân sách là 73.605.270.000 đồng (tăng 89,88% so với cùng kỳ năm trước), gồm có: 62.288.865.000 đồng tiền phạt hành chính, 10.285.207.000 tiền bán hàng hóa tịch thu và 1.031.198.000 đồng tiền truy thu số lợi bất hợp pháp. Trị giá hàng hóa tiêu hủy là 54.357.586.000 đồng (tăng 62,51% so với cùng kỳ năm trước). Trị giá hàng tịch thu chờ bán khoảng 111 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa chờ tiêu hủy khoảng 5,68 tỷ đồng.

Cũng theo Cục QLTT TP.HCM, trong những tháng cuối năm, tình trạng hàng nhập lậu có diễn biến phức tạp.  Đối với hàng nhập lậu, QLTT đã kiểm tra, xử lý 106 trường hợp vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập lậu, tạm giữ 65.641 đơn vị sản phẩm, trong đó có một số mặt hàng trọng điểm kiểm tra như: quần áo, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ cầm tay, dụng cụ làm đẹp, đồ chơi trẻ em, phụ tùng xe máy, mỹ phẩm, quần áo, phụ kiện điện thoại di động, hàng điện gia dụng, hàng gia dụng, văn phòng phẩm, vải, giày dép…

Về hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, các Đội Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 166 trường hợp vi phạm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tạm giữ 241.366 đơn vị sản phẩm dụng cụ cầm tay, hàng gia dụng, quần áo, thực phẩm, máy tính xách tay, thực phẩm chức năng, phụ tùng xe máy, giày dép, thiết bị điện, hàng gia dụng, dụng cụ y tế, đồ chơi trẻ em, phụ kiện điện thoại di động, thiết bị vệ sinh…

>> Không được lơ là, chủ quan với các hoạt động gian lận thương mại

ngày 27/10/2023, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tiến hành phối hợp thực hiện việc giám sát tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm thuộc 90 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Ngày 27/10/2023, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tiến hành phối hợp thực hiện việc giám sát tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm thuộc 90 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, gồm: Lô hàng hóa vi phạm bị buộc tiêu hủy trị giá 1.151.816.000 đồng, với 17.835 đơn vị sản phẩm.

Hàng giả diễn biến phức tạp

Đối với hàng giả, xử lý 154 trường hợp vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tạm giữ 38.911 đơn vị sản phẩm mắt kính, dụng cụ làm đẹp, quần áo, giày dép, túi xách, ví, đồng hồ, phụ kiện điện thoại di động, phụ tùng xe máy, mắt kính, văn phòng phẩm, phụ liệu may mặc…nhãn hiệu Rolex, Patek Phillippe, Hermes, Burberry, Dior, Apple, Montblanc, Honda, Adidas, Nike, Chanel, Versace, Giorgio Armani, Louis Vuitton, Apple, Levi’s, Glucerna, MLB, Crocs, Samsung…

Song điều lo ngại nhất hiện nay được Cục QLTT cảnh báo, tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gian lận thương mại vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, đặc biệt nguồn hàng hóa di chuyển vào thị trường từ hướng biên giới Tây Nam được tập kết tại các kho hàng, điểm trung chuyển, chứa trữ và được bày bán, kinh doanh tại các tuyến phố du lịch, địa bàn nổi cộm, trọng điểm, trung tâm thương mại trong các tháng cuối năm sẽ hoạt động sôi nổi, mạnh hơn nên Cục Quản lý thị trường Thành phố tiếp tục chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường phải tập trung đẩy mạnh hơn nữa thực hiện các biện pháp nghiêp vụ giám sát, thẩm tra, xác minh để kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các đối tượng vi phạm tại các địa bàn trọng điểm, nổi cộm, các tuyến đường liên tỉnh, quốc lộ và tại các kho bãi, điểm chứa trữ hàng hóa.

Đặc biệt, ngày 27/10/2023, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tiến hành phối hợp thực hiện việc giám sát tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm thuộc 90 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM và Đội trưởng Đội Quản lý thị trường Số 3 ban hành.

Lô hàng hóa vi phạm bị buộc tiêu hủy trị giá 1.151.816.000 đồng, gồm 17.835 đơn vị sản phẩm là đường cát, mỹ phẩm nhập lậu, quần áo, giày dép, phụ tùng xe máy, phụ kiện điện thoại di động… giả mạo các nhãn hiệu Chanel, Honda, Levi’s...

Toàn bộ số hàng được tiêu hủy bằng hình thức đốt hủy trực tiếp trong lò đốt hai cấp ở nhiệt độ cao trên 1.050 độ C, riêng mặt hàng đường cát được hòa tan, pha loãng sau đó đưa vào hệ thống xử lý nước thải. Quá trình tiêu hủy hàng hóa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về môi trường, có sự giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng theo quy định.

Một số vụ buôn lậu và gian lận thương mại hiển hình trong tháng 10/2023:

- Ngày 11/10/2023, Đội Quản lý thị trường số 14 kiểm tra Hộ kinh doanh V.T.K.H trên đường Tân Hương, phường Tân Quý, quận Tân Phú phát hiện tại đây đang kinh doanh 5.000 đơn vị sản phẩm phụ kiện cửa không có hóa đơn, chứng từ nên đã lập biên bản tạm giữ số hàng trên để tiếp tục xử lý theo quy định.

- Ngày 11/10/2023, Đội Quản lý thị trường số 12 kiểm tra Hộ kinh doanh C.N, phường Đông Hưng Thuận, Quận 12 phát hiện tại đây đang kinh doanh 4.738 đơn vị sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ nên đã lập biên bản tạm giữ số hàng trên để tiếp tục xử lý theo quy định.

- Ngày 13/10/2023, Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra Điểm kinh doanh trên đường Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3 phát hiện tại đây đang kinh doanh 3.936 hộp thuốc tân dược không rõ nguồn gốc, xuất xứ nên đã lập biên bản tạm giữ số hàng trên để tiếp tục xử lý theo quy định./.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Phát hiện 532 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 10 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714373064 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714373064 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10