Trả đũa ngoại giao, Châu Âu "đóng băng" thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

CẨM ANH 23/05/2021 00:20

Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu chính thức hoãn xem xét thỏa thuận đầu tư mới (CAI) với Trung Quốc, đánh dấu bước lùi trong quan hệ giữa hai bên.

Nghị viện châu Âu đã nhất trí thông qua việc hoãn xem xét thỏa thuận đầu tư mới với Trung Quốc

Nghị viện châu Âu đã nhất trí thông qua việc hoãn xem xét thỏa thuận đầu tư mới với Trung Quốc

Được biết, EP đã thông qua quyết định trên với 599 phiếu thuận, 30 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Theo nghị quyết mới công bố, EP “yêu cầu Trung Quốc tháo bỏ các lệnh cấm vận trước khi Nghị viện có thể xem xét Hiệp định toàn diện về đầu tư” giữa hai bên. Các nghị sĩ châu Âu cũng cho biết thỏa thuận này chưa chắc được phê chuẩn, ngay cả khi các lệnh trừng phạt được tháo bỏ.

Các nghị sĩ của EP cho rằng, các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc áp với EU không dựa trên luật quốc tế. Ngược lại, những bước đi của EU đều dựa vào các Hiệp ước của Liên Hợp quốc. Do vậy, việc Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt cũng không đảm bảo  rằng thỏa thuận trên được phê chuẩn.

Mặc dù vậy, các nước thuộc EU có các thỏa thuận đầu tư song phương riêng biệt với Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng bởi quyết định này. Tuy nhiên, ngay sau khi có thông tin trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào nước này mới là nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng trong quan hệ song phương.

Theo các luật sư và chuyên gia ngoại giao đánh giá, đây là một bước lùi trong quan hệ của Trung Quốc và EU. Nhiều khả năng, với động thái này gây tác động về mặt chính trị nhiều hơn là kinh tế. Châu Âu đang ngày một tỏ rõ lập trường hơn kể từ khi ông Joe Biden chính thức trở thành Tổng thống Mỹ và đặc biệt là sau khi Washington ngỏ ý thắt chặt quan hệ ngoại giao và tìm cách thức để đối trọng lại với Trung Quốc, trong bối cảnh nước này không ngừng gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương cũng như các khu vực nóng khác như Bắc Cực.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Ông Charles Michel trao đổi với ông Lý Khắc Cường tại hội nghị trực tuyến. Ảnh: dw.com

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel trao đổi với ông Lý Khắc Cường tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến. Ảnh: dw.com

Trong khi đó, với Trung Quốc, CAI có ý nghĩa về mặt ngoại giao, vì đây là một thỏa thuận được thực hiện thành công với phương Tây mà không bị Hoa Kỳ kiểm tra hoặc ngăn chặn trước. Do đó, với tư cách là một công cụ kinh tế, về cơ bản, việc trì hoãn thỏa thuận này không đe dọa đến các khoản đầu tư và các doanh nghiệp do các nước châu Âu và Trung Quốc đã kí kết các hiệp định thương mại song phương từ trước.

“Đối với Trung Quốc, việc nước này ký kết thành công thỏa thuận với EU đã chứng tỏ quốc gia này không phải là một đối tác đàm cứng rắn. Đồng thời, họ cũng sẽ sẵn sàng nhượng bộ nếu không chạm vào một số vấn đề nhạy cảm”, Bryan Mercurio, một luật sư thương mại quốc tế nhận định

Tuy nhiên, ông đánh giá, nếu việc trì hoãn thỏa thuận CAI kéo dài, có khả năng Trung Quốc sẽ đóng băng quan hệ thương mại với EU. Trong quá khứ, Trung Quốc cũng cho thấy họ sẵn sàng sử dụng các biện pháp thương mại để tấn công các quốc gia đối đầu với họ. Na Uy, Canada, Mỹ, Úc và trong tương lai sẽ không ngạc nhiên nếu một số mặt hàng xuất khẩu từ châu Âu bắt đầu bị trì hoãn ở biên giới.

Đồng quan điểm, Zeng Jinghan, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc và quốc tế tại Đại học Lancaster, Anh, cho biết, “Cách đây một thời gian, các phương tiện truyền thông tại Trung Quốc coi việc đàm phán hiệp định thương mại là một thắng lợi ngoại giao lớn. Nếu việc đóng băng thỏa thuận kéo dài, hợp tác giữa Trung Quốc-EU về khí hậu, chống dịch bệnh Covid-19, kinh tế kỹ thuật số và công nghệ đều có thể bị ảnh hưởng”.

Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng, việc trì hoãn thỏa thuận cũng có thể chỉ là tạm thời để Trung Quốc và EU đánh giá lại các lợi ích tương ứng của họ. Lịch sử đã chỉ ra rằng nhiều hiệp định thương mại và đầu tư cuối cùng cũng đã được ký kết bất chấp những bất đồng giữa hai bên diễn ra trước đó.

Mặc dù vậy, để khôi phục mối quan hệ, các biện pháp trả đũa giữa EU và Trung Quốc cần phải dừng lại. Tuy nhiên, có khả năng EU và Trung Quốc sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng trong vài tháng tới nếu hai bên chưa tìm được tiếng nói chung trong việc đình chỉ các lệnh trừng phạt.

Có thể bạn quan tâm

  • Kích thích kinh tế mùa dịch COVID-19 (Kỳ II): Tham vọng của Liên minh châu Âu

    Kích thích kinh tế mùa dịch COVID-19 (Kỳ II): Tham vọng của Liên minh châu Âu

    04:30, 21/05/2021

  • Mỹ và châu Âu đã

    Mỹ và châu Âu đã "thoát" Covid-19?

    17:01, 16/05/2021

  • Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh tại Việt Nam

    Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh tại Việt Nam

    04:40, 01/05/2021

  • Các hãng ô tô điện Trung Quốc “nhăm nhe” thị trường châu Âu

    Các hãng ô tô điện Trung Quốc “nhăm nhe” thị trường châu Âu

    11:08, 22/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trả đũa ngoại giao, Châu Âu "đóng băng" thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO