“Trắc trở” nông sản Việt

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù chuỗi sản xuất, phân phối, tiêu dùng và xuất khẩu nông sản đã có nhiều tiến bộ, song vẫn có nhiều việc phải làm.

>>Xây dựng vùng nông sản tập trung để xuất khẩu

Trong tình hình hiện nay, sản xuất nông sản của chúng ta ngày càng dồi dào hơn, chất lượng ngày càng tiến bộ. Ngành nông nghiệp đã phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong nhiều năm qua. Việt Nam đang phấn đấu 10-15 năm tới trở thành một quốc gia có ngành nông nghiệp phát triển cao ở khu vực và thế giới.

Hiện nay chỉ có khoảng 8-10% hàng nông sản sạch đạt chất lượng đang được bày bán và tiêu thụ ở kênh thương mại hiện đại. Ảnh minh hoạ

Hiện nay chỉ có khoảng 8-10% hàng nông sản sạch đạt chất lượng đang được bày bán và tiêu thụ ở kênh thương mại hiện đại. Ảnh minh hoạ

Mặc dù chuỗi sản xuất, phân phối, tiêu dùng và xuất khẩu nông sản đã có nhiều tiến bộ, song vẫn có nhiều việc phải làm, trước hết hãy tìm hiểu những tồn tại đó ở ngay thị trường nội địa.

“Thế yếu” ngay trên “sân nhà”

Hiện nay chỉ có khoảng 8-10% hàng nông sản sạch đạt chất lượng đang được bày bán và tiêu thụ ở kênh thương mại hiện đại, còn lại phải bán ra ở thị trường tự do với giá bán chỉ tương đương với nông sản chưa đảm bảo chất lượng trên thị trường.

Điều đó dẫn tới thua thiệt với người sản xuất nông sản sạch và rất khó khăn lựa chọn cho người tiêu dùng. Lý do các sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn chưa vào được hết các siêu thị chúng ta đều đã rõ.

Thứ nhất, cả nước có hơn 1.000 siêu thị, hơn 200 trung tâm thương mại và khoảng 4.000 siêu thị mini, cửa hàng tự chọn bán nông sản sạch. Tuy nhiên, con số này chưa đủ so với tỷ lệ siêu thị trên số dân ở một số nước như Thái Lan, Malaysia, Singapore... Trong khi, ở Việt Nam thị phần bán lẻ của các siêu thị mới chiếm khoảng 20% thì Thái Lan là 65%, Singapore 92%, Malaysia 70%.  

Hệ thống phân phối hiện đại ở Việt Nam hiện nay dù đã phát triển, nhưng chưa theo kịp với sức sản xuất hàng hóa nông sản ở trong nước trong nhiều năm gần đây.

Thứ hai, việc tiếp cận hàng nông sản vào siêu thị còn nhiều khó khăn, như chiết khấu cao vô lý và các chi phí “khó nói” khác... Điều đó xảy ra ở một số chuỗi siêu thị có thế mạnh, mang dáng dấp độc quyền mua hàng của người sản xuất, hiện tượng này diễn ra nhiều năm, không phải là cá biệt.

Chúng ta có nhiều cơ quan và tổ chức quản lý và bảo vệ, nhưng những tiếng nói để chia sẻ, can thiệp, làm trọng tài để giao dịch công bằng lại rất ít.

Chính vì vậy, sự thua thiệt của người sản xuất gửi hàng vào siêu thị bị kéo dài triền miên nhiều năm nay chưa được khắc phục. Nêu bức tranh về con đường tiếp cận kênh phân phối hiện đại cho ta thấy còn rất nhiều trắc trở.

Ý chí sản xuất nông sản sạch thường xuyên bị thui chột vì những rào cản trên. Đó là vấn đề thực tại của việc mua bán nông sản với kênh bán hàng trực tiếp.

>>Liên kết tạo chỗ đứng vững chắc cho nông sản

Giải bài toán bằng cách nào?

Để giải quyết bài toán trên chúng ta chỉ có 2 con đường. Một là, phát triển nhanh hệ thống phân phối kể cả siêu thị và các chợ dân sinh để mở rộng cửa, không phiền hà, tiếp nhận nhanh chóng, chi phí thấp đưa hàng vào phục vụ nhân dân nhưng cách này đòi hòi một thời gian dài mới có thể khắc phục được bởi vốn đầu tư lớn cộng với các chính sách để thu hút doanh nghiệp phát triển kênh bán hàng hiện đại còn những hạn chế nhất định.

Hệ thống phân phối hiện đại ở Việt Nam hiện nay dù đã phát triển, nhưng chưa theo kịp với sức sản xuất hàng hóa nông sản ở trong nước trong nhiều năm gần đây.

Hệ thống phân phối hiện đại ở Việt Nam hiện nay dù đã phát triển, nhưng chưa theo kịp với sức sản xuất hàng hóa nông sản ở trong nước trong nhiều năm gần đây.

Hai là, nhân loại đang bước vào thời đại của công nghệ 4.0, thương mại điện tử phát triển nhanh và đem lại những thuận tiện cho người tiêu dùng. Đây là một kênh tiêu thụ hàng nông sản có rất nhiều triển vọng trước mắt cũng như trong tương lai.

Một số năm gần đây, nhiều sản phẩm nông sản Việt đã bước vào các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước để giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa, xây dựng thương hiệu cho mình, như Tiki, Shopee, Lazada, Postmart, voso.vn...

Thực tế, cho đến quý I/2021, tổng số hộ sản xuất nông sản đã tạo được tài khoản trên Postmart, Vỏ Sò là gần 5,4 triệu hộ, đã đưa lên 2 sàn hơn 80.000 sản phẩm. Tổng số giao dịch trên 2 sàn trong quý I/2022 là 109.670 phiên, tổng trị giá ước đạt 7 tỉ đồng.

Với người tiêu dùng Việt Nam, đã có 74,7 triệu người dùng Zalo, 67,8 triệu người dùng Messenger. Bình quân hàng ngày mỗi người bỏ ra 28 phút để sử dụng Zalo và và 20 phút cho Mesenger.

Với sự phát triển của các gian hàng điện tử, các trang mạng như Zalo, Facebook, Messenger… trong việc sử dụng các dịch vụ để trao đổi đặt hàng và mua bán hàng hóa, rõ ràng đây là kênh tiêu thụ hàng nông sản có tiềm năng phát triển trong những năm tới, góp phần vào việc tạo ra 1 sự cạnh tranh trong lĩnh vực giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường, giảm bớt các áp lực khi chỉ trông vào kênh bán hàng trực tiếp tại các siêu thị.

Chúng ta rất vui mừng cho hàng hóa nông sản Việt vì đã có 1 kênh phân phối mới nhiều ưu điểm và hiệu quả, có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, muốn phát huy được đầy đủ hiệu quả của kênh bán hàng này, trước hết cần có sự hỗ trợ nhiều mặt của các cơ quan nhà nước, bộ ngành liên quan.

Trước hết tạo môi trường sản xuất và bán lẻ minh bạch công khai với phương châm “Hai bên đều thắng” trong chuỗi sản xuất và phân phối hàng hóa nông sản. Kiểm soát thị trường cả sản xuất và các kênh bán hàng, chống hàng gian, hàng giả, hàng lậu, trốn thuế… làm thiệt hại các nhà sản xuất kinh doanh chân chính.

Cần hỗ trợ việc xúc tiến thương mại, mở rộng sản xuất, các kho dự trữ hàng nông sản để đặt lợi nhuận cao khi tiêu thụ. Giao dịch mua bán hiện nay trên thị trường ít được công khai minh bạch, việc hạch toán ghi chép chứng từ hóa đơn chưa làm đầy đủ, việc sử dụng hóa đơn điện tử và nối mạng thường xuyên trực tiếp với Cục Thuế các địa phương mới làm thí điểm ban đầu.

Điều đó đòi hỏi ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, thì cũng cần có sự tự giác chấp hành pháp luật của các đơn vị sản xuất kinh doanh ở thị trường nội địa. Họ phải tự khẳng định mình trong sự phát triển nghiêm túc, trung thực…

Nếu làm được những vấn đề trên sẽ góp phần vào sự vươn lên mạnh mẽ trong việc tiêu thụ hàng hóa nông sản ở nước ta trong năm 2022 và những năm tiếp theo, góp phần vào việc phát triển ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Trắc trở” nông sản Việt tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713507558 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713507558 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10