SSI dự đoán sẽ có một số thỏa thuận mua lại trong vài năm tới khi Chính phủ có kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu tại các công ty dược phẩm trong nước…
Sôi động M&A
Các hoạt động M&A trong ngành trong thời gian qua được đánh giá là phù hợp với xu hướng toàn cầu. Trong quý 2/2019, Taisho đã tiến hành mua lại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) trong năm 2019. Như vậy, Taisho trở thành cổ đông lớn nhất của DHG, DHG chính thức trở thành công ty con của Công ty TNHH Dược phẩm Taisho, hiện tại Taisho sở hữu 51% cổ phần của DHG. Các giao dịch M&A tiếp theo dự kiến cũng sẽ được thực hiện trong năm 2020.
Trong tháng 5/2019, Công ty KT Kimia Farma, một công ty dược phẩm của Indonesia cho biết, họ đang xem xét việc mua lại chuỗi cửa hàng bán lẻ dược phẩm Việt Nam. Với tiềm năng mà thị trường Việt Nam hiện có, các công ty dược phẩm nước ngoài có xu hướng tiến hành M&A để tận dụng nguồn lực có sẵn để giảm chi phí và rút ngắn thời gian gia nhập vào thị trường Việt Nam.
SSI dự đoán sẽ có một số thỏa thuận mua lại trong vài năm tới khi Chính phủ có kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu tại các công ty dược phẩm trong nước.
Gần đây, DBD đã đề xuất nới room nước ngoài lên 100%. DBD cũng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc đề xuất cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn 25% cổ phần mà không cần chào mua công khai. Từ động thái này, kỳ vọng sẽ một thỏa thuận khác có thể diễn ra ở DBD, tương tự như trường hợp của DMC, DHG và PME trong những năm qua.
Có thể bạn quan tâm
11:23, 05/02/2020
00:29, 05/02/2020
00:15, 30/01/2020
10:59, 24/01/2020
01:22, 22/01/2020
01:13, 15/01/2020
03:00, 13/01/2020
01:04, 11/01/2020
00:00, 02/01/2020
Thị trường dược phẩm tăng trưởng từ 9 - 10% trong năm 2020
Theo nhóm phân tích của SSI, ước tính giá trị thị trường dược phẩm Việt nam tăng ở mức 9%-10% YoY trong năm 2020. Ngành dược sẽ tiếp tục tăng trưởng, do xu hướng dân số già hóa, chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe tăng thêm, tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế và tăng tuổi thọ trung bình.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, số người dân của Việt Nam có độ tuổi từ 65 trở lên dự kiến đạt 7,4 triệu người trong năm 2020 và nhóm 65 tuổi trở lên sẽ tăng gần 7,9% trong tổng dân số của cả nước trong năm 2020 và 18,1% trong năm 2049; tăng nhanh so với mức 7,1% trong năm 2014.
Việt Nam sẽ tiếp tục đạt mục tiêu gần như toàn bộ người dân đều có bảo hiểm y tế vào giai đoạn 2016-2020 (90,7% trong năm 2020). Độ phủ của bảo hiểm y tế tăng từ 60% trong năm 2010 và 90% trong năm 2019, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ngoài ra, động lực khác cho ngành dược phẩm bao gồm quá trình đô thị hóa nhanh chóng, đây là yếu tố chính thể hiện tầng lớp trung lưu đang phát triển cũng như thu nhập bình quân đầu người nói chung tăng. Dân số đô thị hóa của Việt Nam đạt 36,2 triệu người trong năm 2020, và có thể tăng từ 33,6% trong năm 2015 lên 36,8% trong năm 2020. Cục quản lý Dược Việt Nam (DAV) ước tính tổng giá trị ngành đạt 7,7 tỷ USD trong năm 2021.
Tác động Thông tư 15 và các quy định có liên quan có thể thúc đẩy tỷ lệ tiêu thụ thuốc nội địa trong kênh bệnh viện. Kỳ vọng các công ty hàng đầu sẽ hoàn thành việc nâng cấp hoặc mở rộng dây chuyền sản xuất để sớm đạt được tiêu chuẩn cao. Các công ty có thể tận dụng cơ hội hàng đầu ở trong nước để giành thị phần từ thuốc nhập khẩu.
Tuy vậy, theo phân tích của SSI, các công ty dược phụ thuộc cao vào nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu. 11 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu 351 triệu USD hoạt chất (giảm 5,4% cùng kì).
Nguyên phụ dược liệu nhập khẩu được cho là chiếm phần lớn trong tổng nhu cầu khoảng 80% - 90%. Đây luôn là vấn đề của Việt Nam trong dài hạn bởi để sản xuất dược liệu đòi hỏi phải đầu tư nhiều và cần có khả năng về công nghệ. Hiện Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác, như Trung Quốc và Ấn Độ.
Do đó, các công ty trong ngành dược có thể phải đối mặt với việc giá nguyên phụ liệu tăng cao, cũng như đối mặt với rủi ro tỷ giá.