Trung Quốc và Liên minh Kinh tế Á- Âu (EAEU) gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga chuẩn bị phát hành đồng tiền chung nhằm thay thế USD.
>> Nhân dân tệ điện tử khó tạo lực đẩy "soán ngôi" USD
Động thái nói trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc, Nga đang tìm cách tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ, cũng như “xô đổ” vị thế bá chủ toàn cầu của Mỹ.
EAEU quan hệ ngày càng bền chặt với Trung Quốc- quốc gia từ lâu muốn quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, cùng với Nga xây dựng liên linh tài chính, thanh toán bù trừ cho nhau nhằm giảm phụ thuộc đồng USD.
Từ khi xảy ra chiến sự Nga- Ukraine, phương Tây khóa chặt cửa ngõ thanh toán quốc tế của Nga, phong tỏa dự trữ ngoại hối, đóng hệ thống SWIFT,… nên Nga càng có động lực khai mở kênh thanh toán mới nhằm lách qua khe cửa hẹp.
Trung Quốc cùng chí hướng với EAEU, nhưng tham vọng lớn hơn nhiều. Sự trỗi dậy của cường quốc châu Á vấp phải “hòn đá tảng” từ Mỹ. Một trong những rào cản lớn nhất chính là “đồng bạc xanh”. Do đó, muốn vượt qua Mỹ, Trung Quốc trước hết phải làm chủ hệ thống tài chính, tiền tệ.
Nỗ lực của Trung Quốc và Nga đã có kết quả đầu tiên, thanh toán Nga- Trung bằng USD có thời điểm chỉ còn 25%. Tại Thế vận hội mùa đông 2022, đồng Nhân dân tệ điện tử (e-CNY) là một trong ba phương thức thanh toán cho du khách nước ngoài.
>> Đồng bạc xanh bị thách thức?
Hiện có 32 quốc gia ký kết hoán đổi tiền tệ song phương với Trung Quốc. Điều này kết hợp với việc Trung Quốc là thị trường sản xuất, xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới sẽ tạo ra trục tài chính mới do nước này điều hành.
Về nội tại, Trung Quốc và EAEU không dễ đảo chiều phương thức thanh toán hiện nay. Muốn chuyển từ rúp Nga sang đồng tenge Kazakhstan, đầu tiên, ngân hàng hoặc hệ thống thanh toán chuyển rúp sang USD, và sau đó chuyển chúng từ USD sang đồng tenge.
Mất 2 lần chuyển tiền khiến chi phí gia tăng, không hề tiện lợi! Mọi công đoạn chuyển đổi trong EAEU đều phải thực hiện như vậy. Bất chấp sự dịch chuyển khỏi đồng USD, ngoại tệ vẫn chi phối thương mại giữa hai siêu cường Á-Âu.
Các chuyên gia cho rằng, khối tiền tệ EAEU không đáng kể nếu như thiếu vai trò dẫn dắt của Trung Quốc. Nhân dân tệ ngày càng vươn xa, có mặt tại nhiều quốc gia. Sự thăng tiến vượt bậc của đồng tiền này khiến người Mỹ lo lắng. Để bảo vệ “sức mạnh mềm”, Washington tổ chức thực hiện một loạt biện pháp cứng rắn nhằm thẳng vào Trung Quốc, điển hình là chiến tranh thương mại, xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương.
Sức mạnh sâu xa của đồng USD chính là vàng, dầu mỏ và nền vũ trang hùng mạnh sẵn sàng nổ súng đè bẹp bất cứ thế lực nào không dùng tiền Mỹ đối với tác vụ thanh toán quốc tế quy mô lớn.
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, gần 90% giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện bằng USD, trong khi USD chiếm khoảng 60% dự trữ ngoại hối của các NHTW. Do đó, sẽ còn rất lâu ngôi vương của USD mới có thể bị soán.
Có thể bạn quan tâm