Trung Quốc lo lắng khi FED cam kết kiềm chế lạm phát mạnh mẽ

Diendandoanhnghiep.vn Tín hiệu tăng mạnh lãi suất từ cam kết giảm lạm phát bằng mọi cách của FED đã buộc Trung Quốc phải có động thái thận trọng trong việc cố gắng hạn chế rủi ro tài chính của mình.

>> Hội nghị Jackson Hole: Định hướng chính sách nào từ Chủ tịch FED?

Trong một bài phát biểu tại Hội nghị Kinh tế Jackson Hole được tổ chức ở Wyoming gần đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell đã tuyên bố sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để giảm lạm phát, đồng thời thừa nhận những tác động toàn cầu từ bất kỳ động thái chính sách nào của Mỹ.

FED sẽ sử dụng các công cụ một cách mạnh mẽ và lãi suất tăng cao có thể sẽ tiếp tục trong một thời gian trước khi lạm phát được chế ngự (ảnh minh hoạ)

FED sẽ sử dụng các công cụ một cách mạnh mẽ và lãi suất tăng cao có thể sẽ tiếp tục trong một thời gian trước khi lạm phát được chế ngự (ảnh minh hoạ)

“FED sẽ sử dụng các công cụ một cách mạnh mẽ và lãi suất tăng cao có thể sẽ tiếp tục trong một thời gian trước khi lạm phát được chế ngự. Lạm phát cao hiện nay là một hiện tượng toàn cầu và nhiều nền kinh tế xung quanh thế giới phải đối mặt, thậm chí còn cao hơn mức đã thấy ở Mỹ. Do đó, ổn định giá cả là trách nhiệm của Cục Dự trữ Liên bang và đóng vai trò là nền tảng của nền kinh tế”, ông nói. Những bình luận này diễn ra sau một phiên họp kín ở Bắc Kinh tuần trước, làm dấy lên lo ngại về suy thoái toàn cầu, các cú sốc tài chính và quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xấu đi.

Việc tăng lãi suất có thể làm chậm nhu cầu tiêu dùng bởi một loạt các khoản vay mua ô tô, nhà ở và các khoản vay khác trở nên đắt đỏ hơn. Thị trường toàn cầu và các Ngân hàng Trung ương sẽ theo dõi chặt chẽ động thái lãi suất tiếp theo của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang dự kiến vào tháng 9. Như vậy, kết quả sẽ phụ thuộc vào hoạt động của nền kinh tế Mỹ từ nay cho đến lúc đó.

Sau bài phát biểu của chủ tịch FED, các thị trường xuất hiện sự chia rẽ về việc, liệu bình luận của ông Powell có báo hiệu mức tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm hay chỉ một nửa điểm phần trăm. Từ đầu năm đến nay, FED đã tăng lãi suất 4 lần với tổng cộng là 2,25 điểm phần trăm.

Thực tế, chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ chủ yếu tìm cách giải quyết những lo ngại trong nước, nơi lạm phát đã làm chao đảo thị trường, gây sức ép lên giá xăng dầu và tạo ra những cơn “đau đầu” cho chính quyền Tổng thống Joe Biden. Nhưng tác động của nó còn mở rộng hơn, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển, đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và mức nợ cao.

Trong khi một số nền kinh tế mới nổi như Brazil hay Nam Phi bán dầu và khoáng sản được hưởng lợi từ giá tăng, những nền kinh tế khác như Trung Quốc, Ấn Độ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lại bị ảnh hưởng. Hiện tại Trung Quốc cũng đang cố gắng vượt qua các thách thức về suy giảm kinh tế. Ngay cả khi hầu hết các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã tăng lãi suất song song với FED, thì Bắc Kinh đã cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế riêng mình.

Kevin Chen, nhà kinh tế trưởng tại Horizon Financial cho rằng, điều đó làm cho tình hình trở nên khó khăn hơn đối với Trung Quốc, khi nước này ngược chiều chính sách với nhiều quốc gia trên thế giới và tiền sẽ chảy sang nơi khác. “Vấn đề chủ yếu là do nền kinh tế Trung Quốc cần được kích thích khi thị trường bất động sản đang hoạt động không tốt. Đây là một tình huống hoàn toàn cá biệt”.

>> Các nền kinh tế lớn tăng lãi suất, Việt Nam không thể chủ quan

Theo SCMP đưa tin, một số quan điểm diều hâu đã làm rõ hơn những vấn đề trên, có một sự khác biệt lớn trong thực tiễn quản lý nền kinh tế của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cụ thể, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang St. Louis James Bullard tuyên bố rằng, lãi suất sẽ tiếp tục tăng khi lạm phát vẫn cao và các quan chức nên nâng lãi suất chuẩn chính sách lên phạm vi từ 3,75-4% vào cuối năm nay.

Tại Hội nghị Jackson Hole, các chuyên gia kinh tế của Trung Quốc cũng đã họp và thảo luận về những gì có thể gây ra sự phân nhánh dài hạn, từ các quyết định xuất hiện trong hội nghị này.

Ông Dai Xianglong, cựu lãnh đạo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cảnh báo: “Rủi ro tài chính toàn cầu do Hoa Kỳ thúc đẩy đang nhanh chóng mở rộng”. Trong khi đó, vũ khí tài chính quốc tế được sử dụng để chống lại Nga, bao gồm việc đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương và loại bỏ nó khỏi hệ thống nhắn tin tài chính SWIFT, có thể gây ra tác động thảm khốc về tâm lý hoảng sợ và dòng vốn đầu cơ. Như vậy, có nhiều nguyên nhân đã khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải theo dõi chặt chẽ việc tăng lãi suất của Mỹ.

Ngoài việc lo lắng về mối đe dọa lạm phát toàn cầu, quyền bá chủ đồng đô la Mỹ, thậm chí là “cú sốc Nixon” có thể gây ra sự thay đổi chính sách đối với hệ thống tiền tệ quốc tế; các nhà chức trách Trung Quốc còn bị ám ảnh bởi những nỗ lực tách rời khỏi đô la Mỹ, nên đã cắt giảm đáng kể lượng nắm giữ công cụ nợ của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thời gian gần đây. Song song đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang giảm nắm giữ chứng khoán Trung Quốc, với dòng chảy tài chính ròng được S&P Global Ratings ước tính đạt 108 tỷ USD trong quý 2/2022 (gần 38 tỷ USD) so với một năm trước.

Vị cựu lãnh đạo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng như nhiều người khác đang thúc giục Bắc Kinh tăng cường khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và thể hiện tiếng nói lớn hơn trong điều hành kinh tế quốc tế. Trong đó, chỉ ra tác động của các biện pháp trừng phạt tài chính của Washington, chẳng hạn như đối với Afghanistan và Nga, ông nói: “Các biện pháp cực đoan như vậy đã làm tổn hại lớn đến lòng tin của cộng đồng tài chính quốc tế đối với chính phủ Mỹ, phá hoại các quy tắc tài chính quốc tế và gây ra mối đe dọa mới đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Chúng ta cũng nên chuẩn bị để chống lại một cuộc chiến tài chính tiềm tàng”.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đã đạt mức thấp mới sau khi căng thẳng gia tăng đối với Đài Loan và nỗ lực xây dựng các mối quan hệ công nghiệp và chuỗi cung ứng loại trừ Trung Quốc.

Các quyết định hủy niêm yết gần đây của các công ty nhà nước bao gồm Sinopec, China Life và Chalco từ Sở Giao dịch Chứng khoán New York cũng cho thấy sự phân tách tài chính đang diễn ra như thế nào. Lo ngại về một cuộc chiến tài chính với Mỹ đã xuất hiện khi quan hệ song phương có thể định hình lại phần lớn bối cảnh của nền kinh tế Trung Quốc, xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài và những tiến bộ công nghệ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc lo lắng khi FED cam kết kiềm chế lạm phát mạnh mẽ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708715 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708715 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10