Trung Quốc loay hoay thúc đẩy tăng trưởng

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia kinh tế nhận định, Trung Quốc cần phải đẩy nhanh quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản và thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

>>  Hết thời ở Trung Quốc, các "ông lớn" Mỹ sẽ đến Việt Nam?

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Phát triển Trung Quốc (CDF) 2024. Ảnh: NY Times

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Phát triển Trung Quốc (CDF) 2024. Ảnh: NY Times

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ kế hoạch phục hồi nền kinh tế đang trì trệ của đất nước và bù đắp những ảnh hưởng tiêu cực do lĩnh vực bất động sản gây ra.

Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên nhắc đến “lực lượng sản xuất mới, chất lượng” vào tháng 9 năm ngoái trong chuyến thị sát và nghiên cứu tại Đông Bắc Trung Quốc. Với ý tưởng là thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng thông qua đầu tư lớn vào sản xuất, đặc biệt là vào công nghệ cao và năng lượng sạch; cũng như chi tiêu mạnh mẽ cho nghiên cứu và phát triển.

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc hàng năm, Thủ tướng Lý Cường cũng đã đưa ra kế hoạch mới rằng: “Chúng tôi sẽ đẩy nhanh việc phát triển lực lượng sản xuất mới, chất lượng”; đồng thời kêu gọi tăng cường sản xuất, tăng cường dịch vụ và tiêu dùng. 

Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc tiếp tục cho thấy tín hiệu tiêu cực khi giá căn hộ đã giảm 1/5 trong hai năm qua. Số lượng giao dịch nhà ở cũng giảm mạnh. Các chủ nhà phàn nàn rằng họ phải giảm giá tới một nửa nếu muốn tìm người mua.

Bất động sản Trung Quốc chiếm 60 đến 80% tài sản hộ gia đình, một tỷ lệ lớn hơn nhiều so với hầu hết các nước khác. Vì vậy, những dấu hiệu tiêu cực của thị trường bất động sản Trung Quốc đã khiến nhiều gia đình tiết kiệm chi tiêu hơn và phải vật lộn để trả các khoản thế chấp.

Tuy nhiên, Thủ tướng Lý Cường cho biết hiện trạng nền kinh tế Trung Quốc tương đối tốt. Tỷ lệ lạm phát thấp và gánh nặng nợ của chính phủ trung ương đã giảm bớt, tạo cơ hội cho các bước chính sách vĩ mô tiếp theo. Ông cho rằng các biện pháp mà Trung Quốc triển khai vào năm ngoái để “hạ nhiệt” rủi ro về tài sản và nợ công đã phát huy hiệu quả.

Bắt đầu từ năm 2000, Diễn đàn Phát triển Trung Quốc là cơ hội để các CEO toàn cầu và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thảo luận về vấn đề đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc. Theo các chuyên gia nhận định, Diễn đàn lần này với chủ đề “lực lượng sản xuất mới, chất lượng” nhằm mục đích xoa dịu những lo lắng ở Trung Quốc và nước ngoài rằng, những hạn chế do Mỹ dẫn đầu đối với xuất khẩu công nghệ cao có thể kìm hãm sự tăng trưởng của quốc gia này.

>>  Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều quốc gia tìm cách ứng phó

Trung Quốc cần

Trung Quốc cần đẩy nhanh quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản và thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Trong cuộc họp báo trước thềm Diễn đàn, các quan chức Bắc Kinh nhấn mạnh rằng ngành sản xuất chiếm một phần lớn trong nền kinh tế đất nước, cao hơn gấp đôi so với Hoa Kỳ. Theo ông Shi Dan, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc: “Ở Trung Quốc, bạn có thể thấy sản xuất liên tục tăng và cao hơn nhiều so với các nước khác”.

Hiện các đối tác thương mại của Trung Quốc lo ngại rằng việc Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất sẽ dẫn đến xuất khẩu của quốc gia này tăng lên. Liên minh châu Âu đang chuẩn bị áp thuế đối với ô tô điện từ Trung Quốc. Trong một báo cáo công bố gần đây, Phòng Thương mại Châu Âu cảnh báo rằng chính sách này có thể dẫn đến phi công nghiệp hóa ở châu Âu, vì các công ty châu Âu có thể không cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc được chính phủ hậu thuẫn.

Wang Dan, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Văn phòng Thượng Hải của Ngân hàng Hang Seng, nhận định việc người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn là rất quan trọng. Bà cho biết thêm, sự kết hợp chính sách lấy người tiêu dùng làm trung tâm có thể bổ sung thêm 3,5 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế Trung Quốc trong 15 năm tới. 

Đồng quan điểm, Georgieva, một nhà kinh tế người Bulgaria cho biết: “Muốn thúc đẩy tăng trưởng chất lượng cao sẽ cần phải dựa nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa. Để làm được điều đó, Trung Quốc cần có chính sách thúc đẩy chi tiêu của các cá nhân và hộ gia đình”.

Các nhà kinh tế khác cũng kêu gọi xây dựng một mô hình tăng trưởng mới cho Trung Quốc. Dữ liệu công bố hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm gần 20% trong 2 tháng đầu năm và các quan chức đang tăng cường nỗ lực thu hút các nhà đầu tư vào thời điểm nhiều công ty đang tìm cách "giảm rủi ro" cho chuỗi cung ứng.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc loay hoay thúc đẩy tăng trưởng tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714531883 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714531883 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10