Trung Quốc “mập mờ” và "con mắt" cảnh giác của thế giới

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc luôn “mập mờ” với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, nhưng đều không lọt qua “con mắt” của cộng đồng quốc tế.

PGS.TS Vũ Thanh Ca, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chia sẻ với DĐDN về Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc.

PGS.TS Vũ Thanh Ca. Ảnh: NV

PGS.TS Vũ Thanh Ca. Ảnh: NVCC

-Việc Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc có hiệu lực từ 1/9 sẽ đặt ra thách thức gì với Việt Nam ở Biển Đông, thưa ông?

Cũng như các quốc gia khác, việc ban hành luật để quản lý tốt biển là điều bình thường. Tuy nhiên, vấn đề không bình thường ở đây là Trung Quốc đã lợi dụng để lồng ghép một số quy định trái luật pháp quốc tế.

Theo tôi, việc làm này của Trung Quốc là để từng bước độc chiếm Biển Đông. Ví dụ, trong Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc có một số quy định trái với luật pháp quốc tế.

Thứ nhất, là vận chuyển trong vùng lãnh hải. Trung Quốc đã có một luật là Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải. Trung Quốc nêu ra một số quy định về việc xác định đường cơ sở, lãnh hải cũng như vùng tiếp giáp lãnh hải.

Trong đó, Trung Quốc áp dụng đường cơ sở đối với các quần đảo trên Biển Đông. Theo tôi việc làm này của Trung Quốc là sai trái, bởi vì muốn áp dụng đường cơ sở thẳng đối với các quần đảo thì bắt buộc phải thỏa mãn một số điều kiện quy định trong công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và tất cả các cụm đảo.

Đặc biệt là cụm đảo Trung Sa (bãi cạn Macclesfield), là một bãi cạn hoàn toàn ngập dưới mặt nước, ngay cả khi thủy triều xuống thấp. Như vậy, đây là vùng biển chứ không phải là vùng đất Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền.

Đối với các nhóm đảo khác như Trung Quốc gọi là đảo Tây Sa (tức là quần đảo Hoàng Sa) mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam, quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép một phần của Việt Nam và đảo Đông Sa (đảo Pratas), thì việc Trung Quốc cho rằng có thể sử dụng đường cơ sở thẳng đều trái với UNCLOS.

Tòa trọng tài quốc tế thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về đường cơ sở thẳng đối với quần đảo Trường Sa. Công hàm số 22/HC-2020 ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng cho rằng không thể áp dụng đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải cho quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ hai, Trung Quốc quy định tàu ngầm, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu chở các chất phóng xạ, chất độc hại và các loại tàu có thể gây mất an toàn hàng hải, khi di chuyển trong vùng lãnh hải của Trung Quốc thì phải thông báo trước cho cơ quan an toàn hàng hải của Trung Quốc. Việc này trái với quy định trong UNCLOS. UNCLOS quy định các tàu thuyền được phép đi qua vô hại trong lãnh hải của các nước mà không phải báo trước.

UNCLOS cũng không quy định về hoạt động của các quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển nếu các tàu này không thực hiện các công việc gây chiến tranh, làm phương hại tới hòa bình, ổn định hoặc các việc tương tự khác cho quốc gia ven biển.

Vấn đề vi phạm UNCLOS trong vùng biển thuộc “quyền tài phán” của Trung Quốc nguy hiểm hơn ở chỗ Trung Quốc hiện nay đang tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển trong đường lưỡi bò hoặc vùng biển liên quan đến “Tứ Sa”, tức là vùng biển này chiếm tới trên 80%, thậm chí gần 90% diện tích Biển Đông; bao gồm vùng biển quốc tế giữa Biển Đông, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều quốc gia xung quanh Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Với quy định mới trong Luật An toàn giao thông hàng hải, Trung Quốc sẽ bắt buộc tàu thuyền của Việt Nam và các quốc gia khác hoạt động trong vùng biển quốc tế giữa Biển Đông và vùng biển hợp pháp của mình, đặc biệt là tại vùng biển thuộc khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, phải sử dụng trạm vô tuyến trên bờ hoặc vệ tinh của Trung Quốc. Nếu tàu thuyền của Việt Nam và các quốc gia khác không thực hiện điều trên thì lực lượng hải cảnh Trung Quốc sẽ kết hợp với Luật Hải cảnh của Trung Quốc (đây cũng là luật có rất nhiều quy định sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế) đã được ban hành trước đó có thể bắt giữ những tàu thuyền của Việt Nam và các nước hoạt động trong vùng biển của Việt Nam hoặc trong vùng biển của các nước.

Ông có thể nêu dẫn chứng về những vi phạm luật quốc tế và những “mơ hồ” trong luật này?

Trung Quốc luôn tìm mọi cách “mập mờ” để che giấu những quy định sai trái của mình với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Trung Quốc luôn tìm mọi cách “mập mờ” để che giấu những quy định sai trái của mình với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Đó là Điều 24 trong Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc có quy định, một tàu cần sử dụng một trạm vô tuyến trên bờ để truyền thông tin trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc phải sử dụng một trạm vô tuyến nội địa hoặc trạm tổng vệ tinh phù hợp với luật pháp của Trung Quốc.

Điều 48 quy định những hoạt động xây dựng trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc phải xin phép cơ quan an toàn hàng hải của Trung Quốc.

Điều 120 quy định việc quản lý các tàu quân sự nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc phải tuân thủ các luật của Trung Quốc.

Nhìn sơ qua thì có vẻ như các quy định này phù hợp với luật pháp quốc tế, nhưng không phải như vậy. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển quy định, tất cả các quốc gia phải thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Do đó, không có quy định nào cho phép một quốc gia ven biển bắt buộc các tàu thuyền hoạt động trong vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển sử dụng một trạm vô tuyến nội địa hoặc trạm tổng vệ tinh phù hợp với luật pháp của quốc gia ven biển để chuyển thông tin.

Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) cũng không quy định về hoạt động quân sự của các tàu nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Như vậy có thể thấy, Trung Quốc hiện nay đang tuyên bố quyền chủ quyền, tức là quyền tài phán đối với vùng biển trong đường lưỡi bò hoặc vùng biển liên quan đến Tứ Sa. Trong khi vùng biển này chiếm trên 80%, thậm chí gần 90% diện tích Biển Đông, bao gồm vùng biển thuộc quyền đặc vùng, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều quốc gia xung quanh Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

 Nhà giàn DK18 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Nhà giàn DK18 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Với quy định mới trong Luật An toàn giao thông hàng hải, Trung Quốc sẽ bắt buộc tàu thuyền Việt Nam và các quốc gia khác hoạt động trong vùng biển quốc tế giữa Biển Đông phải sử dụng trạm vô tuyến trên bờ hoặc vệ tinh của Trung Quốc. Đặc biệt là vùng biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam phải sử dụng trạm vô tuyến trên bờ hoặc vệ tinh của Trung Quốc.

Trong khi đó, nếu phân đúng theo đúng quy định của UNCLOS, ở giữa Biển Đông sẽ có một vùng biển quốc tế và vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia hợp pháp của Việt Nam và các nước khác trong Biển Đông.

Nếu không thực hiện thì kết hợp với luật trước đó là Luật Hải cảnh của Trung Quốc (đây là luật có rất nhiều quy định sai trái), và căn cứ vào luật này thì lực lượng hải cảnh của Trung Quốc có thể bắt giữ những tàu thuyền của Việt Nam và các nước hoạt động trong vùng biển của Việt Nam hoặc trong vùng biển của các nước.

Các hoạt động xây dựng hợp pháp trong vùng biển quốc gia của Việt Nam và của các nước khác xung quanh Biển Đông sẽ bị Trung Quốc gây khó khăn. Ngoài ra, tàu thuyền quân sự của Việt Nam và các nước hoạt động hợp pháp trong vùng biển của mình và vùng biển quốc tế sẽ bị Trung Quốc quấy nhiễu.

Như vậy, bằng cách ban hành Luật An toàn giao thông hàng hải, với một số điều khoản mơ hồ như đã nêu ở trên, trong tương lai Trung Quốc sẽ hợp pháp hóa việc “bắt nạt”, cưỡng ép các quốc gia khác trên vùng biển quốc gia của họ. Qua đó, từng bước thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông mà họ đã làm từ lâu nay.

-Vậy theo ông, Việt Nam và các nước cần làm gì trước hành động sai trái của Trung Quốc?

Nhà văn hóa đa năng (bên trái) ở đảo Tốc Tan B.

Nhà văn hóa đa năng (bên trái) ở đảo Tốc Tan B.

Trung Quốc luôn tìm mọi cách “mập mờ” để che giấu những quy định sai trái của mình với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, nhưng các hành động của Trung Quốc không qua được con mắt của cộng đồng quốc tế.

Bản thân ngay trong Điều 121 Luật An toàn hàng hải của Trung Quốc có quy định, nếu các quy định trong luật này trái với điều ước quốc tế mà Trung Quốc là thanh viên thì áp dụng điều ước quốc tế.

Trong thực tế, Trung Quốc là thành viên của UNCLOS và Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS đã phán quyết việc Trung Quốc tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán với vùng biển trong đường lưỡi bò hoặc Tứ Sa là trái với UNCLOS. Đồng thời, việc áp dụng đường cơ sở thẳng đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng bị Tòa bãi bỏ. Ngoài ra, rất nhiều quy định mà Trung Quốc đưa ra trong Luật an toàn giao thông hàng hải sửa đổi cũng trái với UNCLOS, như tôi đã thảo luận ở trên.

Như vậy, Việt Nam và các quốc gia ven biển cũng như các quốc gia ngoài khu vực có thể căn cứ vào UNCLOS, Phán quyết của Tòa trọng tài và các luật pháp quốc tế khác để vô hiệu hóa các quyết định trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

 

Thượng cờ trên biển Hoàng Sa.

Thượng cờ trên biển Hoàng Sa.

Để làm được điều này, như chúng ta đã biết, Trung Quốc là một quốc gia luôn lợi dụng sức mạnh của họ, cả về chính trị, quân sự, kinh tế nhằm “bắt nạt” và cưỡng ép các quốc gia ven biển. Trung Quốc cho rằng đây là hoạt động bình thường trong vùng biển của họ, nhưng thực tế họ hoàn toàn sai trái.

Một quốc gia đơn lẻ ở xung quanh Biển Đông như Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc đối phó với Trung Quốc. Cho nên, chúng ta cần phải có sự hợp tác rộng rãi với tất cả các quốc gia khác trên thế giới để có sự đồng thuận và hành động chung chống lại hành động sai trái của Trung Quốc.

Tôi tin rằng, nếu Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện giải pháp đấu tranh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, với sự hợp tác và ủng hộ của các quốc gia trên toàn thế giới tôn trọng luật pháp quốc tế, chúng ta sẽ không có gì phải lo ngại về Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc và các quy định trái pháp luật khác của Trung Quốc.

-Ông bình luận như thế nào về luật mới nhưng thực tế vẫn chỉ là âm mưu, chiến lược cũ?

Đúng như vậy, cách làm của Trung Quốc từ xưa đến nay là luôn “mập mờ” trong các quy định để diễn giải theo đúng ý của họ. Bề ngoài có vẻ như tuân thủ luật pháp quốc tế nhưng đến khi áp dụng diễn giải thì Trung Quốc lại áp dụng hoàn toàn theo hướng của họ.

-Trân trọng cảm ơn ông!

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc “mập mờ” và "con mắt" cảnh giác của thế giới tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711724804 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711724804 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10