Trong 10 năm 2006-2016, tổng số tiền mà các doanh nghiệp Trung Quốc bỏ ra để mua các doanh nghiệp nước ngoài lên đến 754 tỷ USD.
Sau khi trở thành nền kinh tế số 2 thế giới, với dự trữ ngoại hối 3.000 tỷ USD, với lợi nhuận khủng, các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang thực hiện chiến dịch mua bán các hãng công nghệ thông tin viễn thông, tài nguyên, khoáng sản, ô tô, hàng không, khách sạn, phim ảnh... của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc, Hàn Quốc.
Đặc biệt, trong năm 2015, 2016, các công ty Trung Quốc đã mua lại tài sản ở nước ngoài với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử. Tổng giá trị mua các công ty nước ngoài của các công ty Trung Quốc đạt xấp xỉ 250 tỷ USD mỗi năm (bằng 3 lần tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam).
Theo Bloomberg, trong 10 năm 2006-2016, tổng số tiền mà các doanh nghiệp Trung Quốc bỏ ra để mua các doanh nghiệp nước ngoài lên đến 754 tỷ USD. Số tiền này gấp gần 10 lần vốn hóa toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm 2016.
Chúng ta hãy cùng điểm lại một số thương vụ mua bán của các doanh nghiệp Trung Quốc trong những năm vừa qua.
1. Lenovo – IBM (Mỹ): Năm 2004, Lenovo mua lại bộ phận PC IBM ThinkPad của IBM với số tiền 1,75 tỷ USD. Tiếp đến năm 2014, Lenovo tiếp tục bỏ ra 2,3 tỷ USD mua bộ phận máy chủ Intex x86 của IBM.
2. TCl - Acatel (Pháp): Năm 2005, TCL mua lại Acatel (Pháp) với giá 200 triệu USD.
3. Baidu – Wireless: Năm 2013, Baidu đã mua kho ứng dụng di động 91 Wireless với gí 1,8 tỷ USD.
4. Lenovo – Motorola Mobility (Mỹ): Năm 2014, Lenovo đã mua lại Motorola Mobility (Mỹ) với giá 2,91 tỷ USD.
5. Tencent – Supercell (Phần Lan): Năm 2016, Tencent mua lại Supercell, công ty sản xuất game mobile Phần Lan với giá 8,6 tỷ USD.
6. Haier Group – General Electric (Mỹ): Năm 2016, Haier Group mua lại bộ phận thiết bị gia đình của General Electric với giá 5,4 tỷ USD.
7. Alibaba – Lazada (Singapore): Năm 2016, Alibaba mua lại hãng thương mại điện tử Lazada (Singapore) với giá 1 tỷ USD.
8. Tianjin Tianhai – Micro Ingram: Năm 2016, Tianjin Tianhai – Micro Ingram mua lại hãng phân phối thiết bị tin học Mcro Ingram với giá 6 tỷ USD.
9. Media Group – Kuka (Đức): Media Group mua lại công ty sản xuất đồ chơi Đức Kuka với giá 1,3 tỷ USD cho 25% cổ phần và hiện tại đã nắm giữ 50% cổ phần Kuka.
1. ChemChina – Sygenta AG (Thụy Sĩ): Năm 2015, ChemChina mua lại Syngenta AG, công ty phân bón, thuốc trừ sâu Thụy Sĩ với giá là 43 tỷ USD.
2. Zongwang International – Aleris (Mỹ): Zongwang International mua lại Aleris, công ty sản xuất nhôm của Mỹ với giá 2,3 tỷ USD.
3. CNOOC – NEXEN (Canada): Năm 2013, Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc mua lại công ty năng lượng Nexen Canada với giá 15,2 tỷ USD.
4. Diala Wanda – Sunseekers (Anh): Diala Wanda mua lại hãng sản xuất du thuyền Anh Sunseekers với giá 982 triệu USD.
5. Bright Food – Weetabix (Anh): Đầu năm 2015, Bright Food, một trong những công ty thực phẩm lớn nhất Trung Quốc, đã mua lại nhà sản xuất ngũ cốc lớn thứ 2 vương quốc Anh.
6. ChemChina – Pirelli (Ý): Năm 2015, ChemChina mua lại nhà sản xuất lốp xe nổi tiếng nhất thế giới Pirelli Ý với giá 7,7 tỷ USD.
7. ChemChina – KraussMaffei (Đức): Đầu năm 216, ChemChina mua lại tập đoàn KraussMaffei, nhà cung cấp máy móc thiết bị Đức, với giá 1 tỷ USD. ChemChina cũng đang tiếp cân tập đoàn năng lượng BG Group (trước đó Royal Dutch Shell đã có kế hoạch mua lại BG Group với giá 52 tỷ USD).
8. Henan Shineway Industry – Smithfeld: Năm 2013, Henan Shineway Industry Group mua hãng chế biến thực phẩm Smithfeld Foods với giá 7,3 tỷ USD.
Tập đoàn bảo hiểm Anbang đã mua khách sạn Waldorf Astoria New York (Mỹ) với giá 1,95 tỷ USD. Trước đó, Anbang đã mua lại nhiều khách sạn khác ở Pháp và châu Âu.
Anbang cũng đã mua một công ty kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng hạng sang của Mỹ từ quỹ đầu tư Blackstone Group LP của Mỹ với giá 6,5 tỷ USD. Công ty này sở hữu các khu bất đọng sản cao cấp gồm chuỗi các khu nghỉ dưỡng và khách sạn Ritz-Carlton ở California, Four Seasons tại Jackson Hole, Wyoming và khách sạn JW Marriott Essex House gần Công viên Trung taamowr Manhattan, New York.
1. Geely – Volvo: Geely mua Volvo với giá 1,8 tỷ USD.
2. Đông Phong – Peugeot Citroen: Đông Phong mua Peugeot Citroen với giá 1,1 tỷ (mua cổ phiếu).
3. Nanjing – MG Rover: Nanjing mua lại MG Rover của Anh.
1. Wanda đã mua lại hãng phi Mỹ Legedary Entertaiment với giá 3,5 tỷ đô la. Legedary Entertaiment là hãng phim Hollywwood đã sản xất Đại chiến hai thế giới (Warcraft) và Thế giới khủng long (Jurassic Word).
Tháng 7/2016, Wanda cũng thâu tóm hai rạp chiếm phim lớn nhất châu Âu, Odeon và UCI Cinemas trị giá 1,2 tỷ USD.
2. Tập đoàn Dalian Wanda của Trung Quốc đã nhất trí chi 1 tr USD để mua lại Dick Clark Productions, công ty điều hành giải thưởng điện ảnh danh giá Quả cầu vàng và cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Mỹ.
Từ năm 2009, Tập đoàn HNA bỏ ra ít nhất 19 tỷ USD, thực hiện hàng loạt vụ mua bán trong lĩnh vực hàng không trên thế giới. Trước đó, HNA đã mua cổ phần tại hãng hàng không Virgin Australia và đang trong quá trình đàm phán để mua 49,00% cổ phần cùng quyền kiểm soát hoạt động của công ty cung cấp ăn uống Servair của Air France-KLM với giá 475 triệu euro (529 triệu USD).
HNA đã mua Swissport International AG của Thụy Sĩ với giá 2,8 tỷ USD và đang có kế hoạch tiếp cận mua London City Airport.
Với tiềm lực tài chính của một nền kinh tế thứ 2 thế giới, vói dự trữ ngoại hối khổng lồ, với tham vọng lớn, các doanh nghiệp Trung Quốc đang đẩy mạnh mua bán các doanh nghiệp Âu – Mỹ - Nhật Bản – Hàn Quốc – Canada – Australia, đặc biệt là sau giai đoạn mua các công ty tài nguyên, khoáng sản, các doanh nghiệp Trung Quốc đã bước sang lĩnh vực phim ảnh, khách sạn, du lịch, cao hơn nữa là lĩnh vực công nghệ, nghiên cứu phát triển R&D.
Đây đang là mối lo ngại lớn của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc.
Có thể bạn quan tâm
07:04, 02/07/2020
07:00, 02/07/2020
15:26, 01/07/2020
06:20, 01/07/2020
05:40, 01/07/2020