Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chuyến công du của Ngoại trưởng Tần Cương tới châu Âu trong tuần này sẽ nâng mối quan hệ đối tác với EU lên tầm cao mới.
>>Giải mã thành công của "Thung lũng Silicon Trung Quốc"
Được biết, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương sẽ đến ba nước châu Âu là Đức, Pháp và Na Uy. Đây là một phần nỗ lực tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu lục này khi cạnh tranh chiến lược với Mỹ tăng nhiệt.
Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna, hai bên đều nhấn mạnh đến việc cần thiết phải xây dựng một mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn và cân bằng hơn. Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, hai Ngoại trưởng Pháp và Trung Quốc cũng đã thảo luận một loạt các vấn đề an ninh lớn của khu vực và thế giới, trong đó có chiến sự Nga- Ukraine.
Phát biểu trong cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Pháp, bà Catherine Colonna khẳng định, Trung Quốc có vai trò to lớn đối với việc duy trì hoà bình trên thế giới và thúc giục Trung Quốc hành động quyết đoán hơn.
Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân, dự kiến trong cuộc gặp đầu tiên với Ngoại trưởng Na Uy Annken Huitfeldt, hai bên sẽ cùng thảo thuận cách thức nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.
Ông Jorge Toledo, đại sứ EU tại Trung Quốc nhận định rằng chuyến thăm châu Âu của Ngoại trưởng Tần Cương là một bước tiến đáng hoan nghênh cho cả Trung Quốc và châu Âu. “Tôi nghĩ việc ông Tần Cương đến châu Âu là điều đương nhiên. Các cuộc nói chuyện luôn mang lại tin tức tốt", ông Toledo nói thêm.
Có thể thấy, căng thẳng giữa EU và Trung Quốc đã nóng hơn sau khi Trung Quốc không tuân theo các nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án cuộc tấn công Ukraine của Nga. Các nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm cả Tổng thống Macron, đã kêu gọi sự tham gia của Trung Quốc để giúp chấm dứt chiến tranh.
Theo các nhà quan sát, việc lựa chọn các điểm đến cũng phản ánh chiến lược của Bắc Kinh nhằm tăng cường gắn kết với các nước châu Âu đang có quan điểm tự chủ chiến lược.
>>Quan hệ EU - Trung Quốc lại gặp "sóng gió"?
“Khi Trung Quốc chuẩn bị cử một đặc phái viên đến Nga, Ukraine để thảo luận chấm dứt xung đột, giới lãnh đạo đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng này và đưa quan hệ Trung Quốc - EU trở lại đúng hướng”, ông Wang Yiwei, Giáo sư chuyên về nghiên cứu châu Âu tại Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết.
"Trong khi ông Tần Cương chọn thăm Na Uy, Bắc Kinh cũng hy vọng cải thiện quan hệ với nhiều nước Bắc Âu hơn, đặc biệt là khi quan hệ với Litva vẫn căng thẳng và Phần Lan đã trở thành thành viên của NATO", chuyên gia này phân tích.
Na Uy, một quốc gia có ảnh hưởng trong một số lĩnh vực như quản lý vùng biển quốc tế, tài nguyên thiên nhiên và quỹ tài sản, đã là một đối tác tích cực với Trung Quốc, đặc biệt là về tài chính, vốn là lĩnh vực rất quan trọng đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.
Trên thực tế, Trung Quốc đang cố gắng giảm thiểu căng thẳng và chặn đà đi xuống của mối quan hệ với châu Âu trong khi vẫn duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Nga. EU cũng không muốn làm sứt mẻ quan hệ với đồng minh lớn là Mỹ trong khi vẫn cố gắng duy trì sự cân bằng trong quan hệ kinh tế, chính trị với Trung Quốc.
Ông Dylan Loh, Trợ lý giáo sư về chính sách đối ngoại tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore đánh giá, nếu chuyến thăm của ông Tần dẫn đến việc hai nước tăng cường quan hệ, thì đó có thể là một "chiến thắng ngoại giao" cho Trung Quốc.
“Mặc dù các thỏa thuận thương mại và đầu tư có thể sẽ là những vấn đề chính được thảo luận giữa Trung Quốc với Pháp và Đức, nhưng một hiệp định đầu tư toàn EU đang bị đình trệ “rất khó có khả năng” được phê chuẩn vì nó cần sự chấp thuận của Nghị viện Châu Âu", ông Loh nói.
Có thể bạn quan tâm
“Chủ nghĩa dân tộc” trong kinh tế Trung Quốc
17:35, 11/05/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Được - mất của Trung Quốc trong các kịch bản
04:00, 11/05/2023
Trung Quốc "tỉnh giấc mộng" sau cuộc họp Tổ chức Hợp tác Thượng Hải?
03:30, 10/05/2023
Quan hệ EU - Trung Quốc lại gặp "sóng gió"?
15:38, 09/05/2023
Trung Quốc cho phép xử lý các khoản nợ bằng tiền điện tử
12:00, 08/05/2023