Trung Quốc “viết lại” nền kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Bộ khung kinh tế Trung Quốc không còn phù hợp với tham vọng lớn của nước này trong “đại kế hoạch” 100 năm lần thứ hai.

 Tăng trưởng GDP của Trung Quốc liên tục giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm nay.

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc liên tục giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm nay.

Do đó, Chính phủ Trung Quốc vừa đưa ra định hướng lớn trong xử lý những thách thức, điểm nghẽn mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt.

Mô hình tới hạn

Nền kinh tế Trung Quốc không còn hoạt bát như trước, tốc độ tăng trưởng GDP liên tục giảm từ 12,7% trong quý 1/2021, xuống 7,9% trong quý 2, rồi xuống 4,9% trong quý 3. Cùng với đó là những “cục máu đông” gây khủng hoảng cục bộ như bong bóng bất động sản, thiếu điện, thiếu chip…

Chính phủ Trung Quốc không chuộng biện pháp cho vay ào ạt tiêu dùng để kích thích nền kinh tế, cũng như tăng trưởng dựa vào bất động sản và vay nợ để lại quá nhiều hệ lụy.

Đáng chú ý, kết quả điều tra dân số mới đây của Trung Quốc báo hiệu nhiều điều đáng ngại, số dân trên 65 tuổi sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới, chiếm 1/3 dân số vào năm 2050. Điều này cản trở Trung Quốc vượt Mỹ.
Những thay đổi ở thượng tầng chính trị buộc hạ tầng cơ sở- kinh tế thay đổi theo. Học thuyết Tập Cận Bình về “Chủ nghĩa Xã hội mang đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới” đã được giảng dạy tại 37 trường đại học giống như triết học Marx và tư tưởng Mao.

Ông Tập có cùng khát vọng với Lưu Thiếu Kỳ trong thực thi sự kiểm soát toàn bộ bằng quyền lực chính trị. Vì vậy, hệ thống kinh tế phải được gọt dũa để phù hợp với khuôn mẫu mới.

Tham vọng lớn

Trung Quốc đang “viết lại” nền kinh tế để thực hiện các tham vọng lớn. Thứ nhất, triển khai sáng kiến “vòng tuần hoàn kép”. Theo đó, bên trong tự tạo ra thị trường cung- cầu khép kín dựa vào lực lượng sản xuất và tiêu dùng khổng lồ. Thực chất, Trung Quốc sử dụng “thuyết trọng cung” tập trung vào 2 gọng kìm tăng năng suất và biểu dương tính tự lực quốc gia. Đối với bên ngoài, Trung Quốc tiếp tục mở cửa ở cấp độ cao hơn, chuyển động lực kinh tế từ gia công, lắp ráp, xuất khẩu sang tiêu dùng, sáng tạo, chuyển giao, hấp thu công nghệ tiên tiến nước ngoài. Đồng thời, quốc gia này quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và đẩy mạnh các chương trình xây dựng hạ tầng toàn cầu.

Thứ hai, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng tư nhân sẽ là điểm ưu tiên trong chương trình nghị sự kinh tế mới của Trung Quốc trong điều kiện tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, quốc gia này nói không với các mô hình như Evergrande và các công ty Internet khổng lồ.

Thứ ba, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh điều chỉnh chính sách thuế để tăng nguồn thu và cải tổ hệ thống phân phối thu nhập. Tuy nhiên, bước đi này sẽ được thực hiện một cách tuần tự, có chọn lọc, gắn với nỗ lực tổng thể trong mục tiêu dài hạn về “thịnh vượng chung”.

Đây là kế hoạch trỗi dậy lần 2 không mấy liên kết với phần còn lại của thế giới. Hay nói cách khác, Trung Quốc muốn xây dựng hệ thống kinh tế riêng biệt bao gồm những tiêu chuẩn độc lập với phương Tây. Liệu nước này có đủ phương tiện và năng lực để duy trì phục hồi, giữ vững trọng tâm chiến lược chính và củng cố đà tăng trưởng?

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc “viết lại” nền kinh tế tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714008178 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714008178 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10