47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Trường Sa và những người nằm lại với biển đảo

MINH HUỆ 30/04/2022 04:30

Suốt 47 năm qua, để Trường Sa vững vàng trước sóng gió đã có biết bao thế hệ vượt bão giông, hy sinh tuổi thanh xuân, phải mất cả máu và nước mắt để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng.

>>>Thế đứng Trường Sa, Hoàng Sa

>>>Sức mới Trường Sa

Khát vọng Trường Sa

Tháng Tư ở Trường Sa thật đặc biệt, bởi đây là thời điểm mà những cơn cuồng phong của biển tạm lắng lại, trả lại cho biển sự hiền hòa và dịu êm. Cũng trong tháng 4 này của của 47 năm trước (năm 1975), khi những cánh quân tiến về giải phóng miền Nam thì cũng là lúc lực lượng đặc công Hải quân nhận lệnh giải phóng quần đảo Trường Sa đang dưới quyền kiểm soát của quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Những người lính Trường Sa hôm nay luôn chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Những người lính Trường Sa hôm nay luôn chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Hơn 200 chiến đấu viên tinh nhuệ Đoàn đặc công nước 126 đã phối hợp cùng một bộ phận lực lượng đặc công Quân khu 5 chia thành các mũi tiến công, tập kích từng đảo. Các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa lần lượt được giải phóng và quân đội ta tiếp quản, đầu tiên là đảo Song Tử Tây vào rạng sáng 14-4, rồi đến đảo Sơn Ca ngày 25-4, đảo Nam Yết và Sinh Tồn ngày 27-4, tiếp theo là đảo Trường Sa và An Bang ngày 28-4. Các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong vòng nửa tháng với cố gắng lớn nhất, góp phần quan trọng vào đại thắng của dân tộc trong cuộc Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trường Sa của ngày hôm nay được là thành quả của bao sự hi sinh xương máu và nước mắt, sự chắt chiu hàng ngàn ngày công lao động

Trường Sa của ngày hôm nay được là thành quả của bao sự hi sinh xương máu và nước mắt, sự chắt chiu hàng ngàn ngày công lao động

47 năm trôi qua kể từ chiến thắng oanh liệt ấy, các thế hệ chiến sĩ Hải quân đổ biết bao mồ hôi, công sức và cả xương máu để bảo vệ, xây dựng Trường Sa trở nên vững chãi nơi đầu sóng ngọn gió. Trường Sa từ những hòn đảo hoang vu năm xưa chỉ có vài cây dừa, phong ba, bàng quả vuông và bạt ngàn chim hải âu, mòng biển giờ đây đều tràn ngập màu xanh.

>>Xuân về trên đảo Trường Sa

Trường Sa của ngày hôm nay là thành quả của bao sự hi sinh xương máu và nước mắt, sự chắt chiu hàng ngàn ngày công lao động. Sự chắt gạn từng giọt nước, từng nắm đất của những người lính làm nhiệm vụ canh giữ đảo. Giữa nơi khô cằn nắng cháy, màu xanh ấy không chỉ thể hiện ý chí quyết tâm, nghị lực vươn lên trong mọi tình huống của quân và dân nơi đây mà dường như trong màu xanh đó có khát vọng hòa bình rất lớn lao của cả dân tộc nói chung, của quân và dân huyện đảo Trường Sa nói riêng.

Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng trên biển

Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng trên biển

Theo doanh nhân Phạm Việt Hưng – Hải Phòng nhân một chuyến đi Trường Sa chia sẻ: Giữa mây nước trùng khơi, Trường Sa còn hiện lên một dáng dấp thân thương của những ngôi chùa Việt. Các ngôi chùa được dựng bằng đá xanh, gạch và gỗ theo phong cách truyền thống. Đây không chỉ là những "cột mốc văn hóa" quan trọng, góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, những ngôi chùa ở Trường Sa còn thể hiện cụ thể và sinh động đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt nơi biển, đảo.

Đến thăm nơi đây, chúng tôi còn cảm nhận rõ rệt khát vọng bảo vệ sự bình yên cho biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng Tổ quốc luôn ngời sáng trong ánh mắt những người lính Trường Sa đang chắc tay súng bên cột mốc chủ quyền, miệt mài bám thao trường bãi tập. Các anh ngày đêm căng mình giữa bão tố phong ba để giữ vững một phần máu thịt của Tổ quốc, giữ khát vọng hòa bình cho mai sau với chân lý "biển này là của ta, đảo này là của ta”.

Mãi mãi tuổi 20…

Suốt 47 năm qua, để giữ Trường Sa vững vàng trước sóng gió, chỉ tính từ năm 1975 đến năm 2010 "những người nằm lại với biển đảo” đã có 166 liệt sĩ hy sinh tại Trường Sa. Tên tuổi các anh được khắc trên hai tấm bia đá đặt tại Nhà truyền thống huyện đảo Trường Sa.

Danh sách 166 liệt sĩ hy sinh ở Trường Sa từ 1975 đến 2010 khắc kín trên mặt hai tấm bia đá ở Nhà truyền thống huyện đảo Trường Sa

Danh sách 166 liệt sĩ hy sinh ở Trường Sa từ 1975 đến 2010

Đại tá Phạm Công Phán - Lữ đoàn trưởng (nhân chứng lịch sử vụ cưỡng chiếm Gạc Ma) cho biết: Danh sách 166 liệt sĩ hy sinh ở Trường Sa (từ 1975 đến 2010) được khắc kín trên mặt hai tấm bia đá ở Nhà truyền thống huyện đảo Trường Sa. Trong bản danh sách trên đá ấy, trước khi 64 liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Gạc Ma, và 36 liệt sĩ hy sinh từ ngày 14-4-1975, ngày nổ ra trận đánh trên đảo Song Tử Tây.

Tấm bia ở Nhà văn hóa huyện đảo Trường Sa chỉ mới khắc tên những người hy sinh đến thời điểm 2010. Và chắc chắn sẽ còn thêm vào danh sách ấy tuổi tên những người hy sinh từ 2010 cho đến hôm nay. Bởi không ai quên rằng, lịch sử của Tổ quốc luôn được viết ra và gìn giữ bằng cuộc đời những người đã nằm xuống.

Đại tá Phạm Công Phán bồi hồi với những hình ảnh Trường Sa và nhiều gương mặt đồng đội còn lưu dấu trên những bức ảnh tư liệu

Đại tá Phạm Công Phán bồi hồi với những hình ảnh Trường Sa và nhiều gương mặt đồng đội còn lưu dấu trên những bức ảnh tư liệu

Theo Đại tá Phán, tấm bia đầu tiên: "Liệt sĩ Nguyễn Văn Thi sinh ngày 15-4-1975, hy sinh 14-4-2001, quê quán Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa". Liệt sĩ Thi đã ngã xuống đúng vào đêm trước sinh nhật của anh. Có lẽ nếu hôm đó Thi không ngã xuống thì đêm ấy, sinh nhật đón tuổi 26 của Thi sẽ ngập tràn yêu thương cùng đồng đội anh trên đảo. Và ngày Thi hy sinh cũng là ngày mà liệt sĩ Tống Văn Quang - liệt sĩ đầu tiên hy sinh ở Trường Sa: ngày 14-4-1975.

Nằm kề Thi là liệt sĩ Vương Viết Mão, quê ở Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An. Cũng sinh năm 1975 như Thi, nhưng ngày liệt sĩ Mão hy sinh cũng là một ngày đặc biệt: ngày 17-1-2004 là ngày 26 Tết năm Quý Mùi. Nghĩa là khi đất liền đang rộn ràng niềm vui đón Xuân, những gia đình náo nức dịp sum vầy đoàn tụ, thì ở đảo xa này, một người lính trẻ đã ngã xuống ngay trước thềm Xuân. Nấm mộ ngoài cùng trên đảo là của một chiến sĩ quê TP.HCM: Quách Hoàng Lâm, sinh tháng 9 năm 1984, ở phường 16, quận 11, hy sinh tháng 8-2006, còn quá trẻ - khi ấy Lâm chưa tròn 22 tuổi.

Cây Bàng Vuông biểu tưởng sức mạnh của Trường Sa

Cây Bàng Vuông biểu tưởng sức mạnh của Trường Sa

Liệt sĩ Hoàng Đăng Hùng, quê Thủy Nguyên (Hải Phòng) sinh năm 1980, hy sinh ngày 25-7- 2004, khi anh mới 24 tuổi. Cũng trong ngày 25-7-2004 đó, ở đảo Đá Lớn có một chiến sĩ hy sinh khi vừa tròn tuổi 20, đó là liệt sĩ Hoàng Thế Anh, quê Thanh Hà (Hải Dương), sinh năm 1984.

Danh sách liệt sĩ trên tấm bia dừng lại ở con số 166. Người cuối cùng trên tấm bia mang số thứ tự 166 là liệt sĩ Lê Văn Tuấn - chuẩn úy, nhân viên máy nổ của đảo Trường Sa - hy sinh ngày 26-10-2010 khi mới 22 tuổi. Liệt sĩ Tuấn sinh năm 1988, quê Quảng Xương (Thanh Hóa).

Khi Lê Văn Tuấn chào đời, năm 1988 là năm xảy ra trận chiến bảo vệ Gạc Ma với 64 liệt sĩ hy sinh. Và 22 năm sau, cậu bé chào đời năm 1988 đã trở thành một người lính. Anh lại nằm xuống giữa Trường Sa như cha anh mình. Trên tấm bia ấy, tên tuổi của anh lại được khắc lên như dấu mốc của sự hy sinh tiếp nối để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc giữa trùng dương…

Trong số những người đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo quê hương, có rất nhiều những người lính trẻ. Họ không thể trở về, không thể tiếp lời hẹn thề, cũng không thể thực hiện bao dự định còn dang dở, họ nằm lại với Trường Sa, nằm lại với mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc.

Mộ của 3 liệt sĩ Nguyễn Văn Thi, Vương Viết Mão và Quách Hoàng Lâm ở đảo Trường Sa Đông - Trường Sa

Trong số những người đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo quê hương, có rất nhiều người mãi mãi ở tuổi 20

Có thể bạn quan tâm

  • Trường Sa sẽ thành trung tâm kinh tế trên biển

    Trường Sa sẽ thành trung tâm kinh tế trên biển

    09:00, 15/03/2022

  • Sức mới Trường Sa

    Sức mới Trường Sa

    11:00, 17/03/2022

  • Thế đứng Trường Sa, Hoàng Sa

    Thế đứng Trường Sa, Hoàng Sa

    05:00, 12/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
47 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: Trường Sa và những người nằm lại với biển đảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO