TTCK tuần mới 10/10: Bình tĩnh phân tích rủi ro và cơ hội

AN ĐỊNH 10/10/2022 11:00

Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, trước vụ Vạn Thịnh Phát, “nhà đầu tư cần thực bình tĩnh, phân tích cụ thể rủi ro và tiềm năng cơ hội trên thị trường chứng khoán để ra quyết định đầu tư hiệu quả".

>>>SCB điều chỉnh lãi suất cao nhất lên 8,90%, chi trả quyền lợi khách hàng bình thường

Thị trường chứng khoán (TTCK) tuần này (10-14/10) sẽ bước vào một giai đoạn thử thách với âm hưởng còn lại của tuần qua.

Nhà đầu tư cần bình tĩnh phân tích rủi ro và cơ hội để đầu tư hiệu quả, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi. (Ảnh minh họa)

Nhà đầu tư cần bình tĩnh phân tích rủi ro và cơ hội để đầu tư hiệu quả, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi. (Ảnh minh họa)

Tại cuối tuần trước, phiên giao dịch đóng cửa đã tiếp tục gặp áp lực bán tháo. VN-Index bốc hơi 3,59% điểm và khép tuần vùng giá thấp tương ứng 1.035,91 điểm. Chỉ số HNX-Index cùng chiều giảm 3,84%, chỉ số UpCOM-Index giảm 2,95%. Giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 16.012 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Áp lực bán mạnh tiếp diễn tại nhóm ngân hàng khi STB, TCB, VPB, TPB, CTG giảm hết biên độ. Ngược chiều, SAB, VHM, VIC, VJC là các mã đi ngược thị trường với mức tăng nhẹ. Độ rộng thị trường khá tiêu cực với VN30-Index ghi nhận 4 mã tăng và 26 mã giảm.

Trong số các nhóm đè nặng áp lực lên thị trường, có VCB, BID, MBB, CTG, ACB, TCB, HDB, VPB…;  và trong số các mã này có cả của các ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước thông báo nới thêm room tín dụng bổ sung, cho thấy thông tin này không còn “hiệu ứng” để nâng đỡ cổ phiếu. 

Điểm sáng là khối ngoại mua ròng 278 tỷ đồng toàn thị trường với VIC (65 tỷ), HPG (56 tỷ), VNM (53 tỷ) dẫn đầu ở chiều mua ròng. Ở chiều ngược lại, STB (108 tỷ), DXG (94 tỷ), GEX (73 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng.

Có thể nói, ngược chiều so với chứng khoán thế giới, khi các chỉ số quốc tế có 1 tuần phục hồi nhẹ nhàng thì áp lực bán trên VN-Index lại thể hiện áp đảo suốt cả tuần giao dịch. Thị trường ghi nhận toàn bộ nhóm ngành đều đồng loạt giảm điểm mạnh. 

Từ “không gian” ảm đạm chốt tuần, sang tuần mới, giới chuyên môn dự báo thị trường sẽ có phản ánh mức độ rung lắc, “đo lường” ảnh hưởng từ vụ việc Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - bà Trương Mỹ Lan, người được biết là nữ tỷ phú giàu có và đứng đầu “đế chế” sở hữu nhiều tài sản ở các vị trí đất vàng - đã bị bắt tạm giam và khởi tố, cùng 3 bị can khác.

Tuy nhiên, lưu ý là ngay sau thông tin Bộ Công an khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông (thuộc Vạn Thịnh Phát) và khởi tố bị can bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước  (UBCNKK) đã lên tiếng.

>>>NHNN: Có biện pháp đảm bảo hoạt động chung của ngân hàng và SCB

Cụ thể, UBCKNN thông tin: “Vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan là vụ việc liên quan trực tiếp tới một số cá nhân tại một số doanh nghiệp cụ thể và được xử lý theo pháp luật hình sự. Do vậy, mức độ sai phạm và biện pháp xử lý sẽ được các cơ quan chức năng có liên quan tiếp tục làm rõ theo đúng trình tự và quy định của pháp luật.

UBCKNN cũng khẳng định: Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được vận hành và hoạt động bình thường. Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý đã, đang chỉ đạo sát sao để tập trung các giải pháp hỗ trợ TTCK phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững. 

UBCKNN khuyến cáo các nhà đầu tư cần bình tĩnh, phân tích cụ thể rủi ro và tiềm năng cơ hội trên thị trường chứng khoán để ra quyết định đầu tư hiệu quả. UBCKNN sẽ theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp việc sai phạm chỉ là các trường hợp đơn lẻ của một số cá nhân tại doanh nghiệp, thị trường chứng khoán vẫn được đảm bảo vận hành bình thường, ổn định.

Với nhóm cổ phiếu vua, yếu tố kém tích cực là nhóm này, cùng dịch vụ tài chính và bán lẻ đều ghi nhận hầu hết có mức giảm lớn hơn 10% trong tuần vừa qua. Thị trường bước vào tuần mới có thể còn chịu dư âm trong biến động cuối tuần khi có hiện tượng người dân đến rút tiền tiết kiệm tại SCB, và có ngân hàng đã phải lên tiếng đính chính, nhấn mạnh với nhà đầu tư về việc “không liên quan đến SCB”, cũng như kết quả kinh doanh của tổ chức vẫn đang tích cực (như trường hợp STB).

Tin tích cực mà nhà đầu tư không nên bỏ qua là SCB đảm bảo thanh khoản ổn định. Đồng thời NHNN đã khẳng định đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền và an toàn hệ thống. "Có thể chắc chắn 100% là NHNN đang và sẽ thực hiện điều này vì có đủ công cụ, giải pháp để đảm bảo điều này", một chuyên gia đánh giá.

Nhìn chung trước thông tin vụ Vạn Thịnh Phát và ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, Lãnh đạo Bộ Tài chính - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi khuyến nghị: “Nhà đầu tư cần thực bình tĩnh, phân tích cụ thể rủi ro và tiềm năng cơ hội trên thị trường chứng khoán để ra quyết định đầu tư hiệu quả".

Chứng khoán

Chứng khoán Việt Nam đã có tuần giảm điểm ngược chiều thế giới với hầu hết các nhóm ngành đều suy giảm. Liệu đã đến lúc xuất hiện lực cầu bắt đáy khi Chứng khoán Việt Nam được nhận định đã về mức định giá khá rẻ? (Nguồn thống kê: VCBS)

Nhận định về thị trường trong ngắn hạn, CTCK Yuanta VN cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà giảm và chỉ số VN-Index có thể sẽ biến động quanh mức 1.000 điểm trong các phiên giao dịch đầu tuần. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao, nhưng thị trường giảm sâu vào vùng quá bán rất mạnh cho nên thị trường sẽ rất dễ xuất hiện các nhịp hồi và nếu nhà đầu tư không có áp lực về margin thì cần hạn chế bán tháo tại các nhịp giảm mạnh của thị trường. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn vẫn đang trong vùng bi quan quá mức, nhưng điểm sáng là các nhà đầu tư chưa hoàn toàn có dấu hiệu rời bỏ thị trường cho thấy thị trường vẫn có thể xuất hiện các cơ hội ngắn hạn.

Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp 25-30% danh mục. Đồng thời, khuyến nghị các nhà đầu tư nên hạn chế bán tháo nếu không có áp lực về margin. Các nhà đầu tư trung hạn nên tiếp tục đứng ngoài thị trường.

 Ở góc nhìn kỹ thuật, VCBS phân tích, VN-Index tuần qua đã xuyên thủng qua mốc 1050 điểm tương đương với thang đo Fibonacci mở rộng 0.618 tính từ đỉnh tháng 4 và chưa có bất cứ tín hiệu chững lại. Bên cạnh đó chỉ báo ADX đã dâng lên trên 50 cho thấy việc VN Index tiếp tục giảm điểm mạnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Xét về khung đồ thị tuần, VN Index đang bước vào nhịp sóng 3 trong chu kỳ giảm và đang hướng về về khu vực quanh 995 điểm. Nếu tình hình tệ hơn, thì xác suất chỉ số chung lùi sâu về khu vực 900 điểm tương ứng với ngưỡng 1.0 của thang đo Fibonacci mở rộng là cần được tính đến.

“Chúng tôi giữ nguyên quan điểm, khuyến nghị các nhà đầu tư không bắt đáy sớm, kiên nhẫn chờ đợi VN-Index xuất hiện chuỗi phiên tích lũy lại để tạo điểm cân bằng để hạn chế tối đa rủi ro”, VCBS khuyến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Còn cơ hội cho cổ phiếu vua trong năm 2022?

    Còn cơ hội cho cổ phiếu vua trong năm 2022?

    05:35, 18/03/2022

  • Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đối diện phiên điều chỉnh

    Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đối diện phiên điều chỉnh

    04:30, 16/11/2021

  • Cổ phiếu ngân hàng: Phòng thủ hay thúc thủ?

    Cổ phiếu ngân hàng: Phòng thủ hay thúc thủ?

    05:15, 27/09/2022

  • Nới room tín dụng sẽ tạo đà tăng cho nhóm cổ phiếu ngân hàng

    Nới room tín dụng sẽ tạo đà tăng cho nhóm cổ phiếu ngân hàng

    09:00, 29/08/2022

  • Cổ phiếu ngân hàng nhóm Big 3 tiếp tục giữ lửa thị trường

    Cổ phiếu ngân hàng nhóm Big 3 tiếp tục giữ lửa thị trường

    05:30, 04/08/2022

  • Cổ phiếu ngân hàng còn trụ vững “ngôi vua”?

    Cổ phiếu ngân hàng còn trụ vững “ngôi vua”?

    01:00, 28/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TTCK tuần mới 10/10: Bình tĩnh phân tích rủi ro và cơ hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO