Tư duy tuyển dụng thay đổi như thế nào?

HẠNH LÊ 01/02/2023 05:00

Với nhiều đặc điểm khác biệt, thế hệ Gen Z (1997-2001) - nhóm nhân sự trẻ nòng cốt tiếp theo tham gia vào thị trường lao động đang góp phần thay đổi tư duy tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp.

>>>Thiết kế sản phẩm đang bị Gen Z đổi hướng như thế nào

Bà Huỳnh Thị Xuân Liên - Thành viên Hội đồng quản trị công ty PNJ đã chia sẻ quan điểm về thế hệ đang được đánh giá là những nhân tố sở hữu nhiều tiềm năng mới.

Thị trường lao động luôn tồn tại 2-3 thế hệ nhân sự khác nhau. Giai đoạn hiện nay cũng không phải là ngoại lệ khi tại doanh nghiệp có 3 thế hệ khác nhau cùng làm việc và cống hiến. Đó là gen X (1965-1980), gen Y (1981-1996) và gen Z (1997-2001). Mỗi thế hệ có một đặc điểm khác nhau và tư duy công việc khác nhau.

Bà Huỳnh Thị Xuân Liên - Thành viên Hội đồng quản trị công ty PNJ

Bà Huỳnh Thị Xuân Liên - Thành viên Hội đồng quản trị công ty PNJ

Theo góc nhìn từ các nhà quản lý lâu năm, gen X được đánh giá là những người kiên trì, chịu thương chịu khó, làm gì cũng làm hết lòng, hướng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống và có tư tưởng gắn bó lâu dài công việc. Còn gen Y có sự cởi mở hơn, thích gắn bó với doanh nghiệp tạo cơ hội để cống hiến và thể hiện năng lực bản thân. Nhân sự gen Y tiếp cận nhiều hơn với công nghệ, quan tâm đến xã hội, đặc biệt là ý nghĩa công việc nhưng lại thay đổi công việc thường xuyên và nhanh chóng. 

Cuối cùng là gen Z - thế hệ trẻ tiếp nối trong lực lượng nhân sự. Khác với những giai đoạn trước, gen Z đã để lại nhiều ấn tượng vì những sự khác biệt lớn so với gen X và gen Y khiến cho việc tuyển dụng và quản trị doanh nghiệp có thay đổi.

“Gen Z sinh ra trong thời đại kỹ thuật số nên phụ thuộc vào công nghệ. Nhạy bén về công nghệ, những người trẻ gen Z có khả năng tìm kiếm, nghiên cứu những thông tin một cách nhanh chóng, vô giới hạn. Đây là một thế hệ quan trọng trong giai đoạn này, với lợi thế là tiếp nhận lượng thông tin lớn hơn nhiều lần thế hệ trước nên gen Z sở hữu góc nhìn đa chiều và linh động hơn”, bà Huỳnh Thị Xuân Liên nhận định.

Một đặc điểm nổi bật của thế hệ này là khả năng kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc. Điển hình nhất là trong lĩnh vực công nghệ, ngoài công việc toàn thời gian tại một doanh nghiệp, nhân sự gen Z còn có khả năng làm thêm nhiều dự án, nhiều công việc một lúc với những suy nghĩ táo bạo hơn và có thể tạo ra những giá trị lớn hơn. Điều này khác hẳn với trước đây, một nhân sự có thể làm một công việc hàng chục năm, thậm chí là gắn bó cả đời. 

Là người quản lý, lãnh đạo công ty PNJ nhận thấy đây là những nhân sự mình cần. Tuy nhiên, trong quan hệ lao động hiện nay, đúng là doanh nghiệp quyết định có tuyển dụng nhân sự hay không, nhưng ở chiều ngược lại, người tìm việc cũng sẽ quyết định có lựa chọn doanh nghiệp đó hay không.  

Nhân sự gen Z góp phần thay đổi tư duy tuyển dụng nhân sự (ảnh minh hoạ)

Nhân sự gen Z góp phần thay đổi tư duy tuyển dụng nhân sự (ảnh minh hoạ)

Theo lãnh đạo PNJ, giai đoạn trước đây doanh nghiệp chủ động và quyết định lựa chọn nhân sự đã qua rồi. Tư duy tuyển dụng hiện nay đã khác, quan hệ của người lao động và doanh nghiệp đã bình đẳng hơn, người lao động có quyền quyết định lựa chọn doanh nghiệp phù hợp để cống hiến. Vì vậy, trong tuyển dụng nhân sự, từ “người xin việc” ngày càng bị hạn chế sử dụng và thay thế bằng từ “người tìm việc”. Đây là điều khác biệt lớn nhất của thế hệ gen Z.

Đặc biệt, từ góc độ người quản lý, bà Huỳnh Thị Xuân Liên chia sẻ: gen Z có xu hướng lựa chọn doanh nghiệp liêm chính, kinh doanh đàng hoàng cho xã hội, cộng đồng và môi trường để làm việc và cống hiến.

Gen Z thực sự giỏi. Thực tế không thể phủ nhận nhưng điều này không có nghĩa là gen Z không có những hạn chế. Từ thực tế công việc và những trải nghiệm cá nhân, bà Huỳnh Thị Xuân Liên cho rằng, khả năng chịu áp lực, khả năng chấp nhận, khả năng chịu trách nhiệm và khả năng chịu nhận sự phê bình của người khác với gen Z không cao. Ngoài ra, do phụ thuộc vào công nghệ nên gen Z thiếu kết nối với xã hội xung quanh hơn so với những người đi trước.

Quan trọng với nhân sự gen Z là cần hiểu bản thân: giỏi ở lĩnh vực nào, chưa tốt ở điều gì, gen Z yêu thích và mong muốn tạo ra giá trị gì cho bản thân, cộng đồng và xã hội tuỳ từng giai đoạn của cuộc sống... Từ nhận thức này sẽ giúp gen Z quản trị bản thân tốt hơn, hiểu mối quan hệ xung quanh và quản trị mối quan hệ hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Gen Z quan tâm đến đầu tư tài chính từ rất sớm?

    Vì sao Gen Z quan tâm đến đầu tư tài chính từ rất sớm?

    09:36, 29/09/2022

  • Thu hút Gen Z: Thách thức của du lịch Quảng Bình

    Thu hút Gen Z: Thách thức của du lịch Quảng Bình

    03:00, 04/08/2022

  • Chàng trai Gen Z chỉ tốt nghiệp cấp 3 khởi nghiệp công ty làm bánh trăm nghìn USD

    Chàng trai Gen Z chỉ tốt nghiệp cấp 3 khởi nghiệp công ty làm bánh trăm nghìn USD

    04:23, 26/07/2022

  • Công ty tài chính nắm bắt cơ hội từ Gen Z

    Công ty tài chính nắm bắt cơ hội từ Gen Z

    21:10, 28/04/2022

  • Hành trình làm sản phẩm công nghệ thực chiến của Gen Z

    Hành trình làm sản phẩm công nghệ thực chiến của Gen Z

    15:17, 18/02/2022

  • Khám phá Insight Gen Z – Đối tượng khách hàng chủ đạo trong tương lai

    Khám phá Insight Gen Z – Đối tượng khách hàng chủ đạo trong tương lai

    16:19, 05/06/2020

  • Phải làm gì khi độ trung thành của khách hàng Gen Z quá thấp?

    Phải làm gì khi độ trung thành của khách hàng Gen Z quá thấp?

    07:06, 10/05/2020

  • Gen Z – Thế hệ quyết định xu hướng tiêu dùng của tương lai

    Gen Z – Thế hệ quyết định xu hướng tiêu dùng của tương lai

    09:23, 11/02/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tư duy tuyển dụng thay đổi như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO