Tỷ giá trung tâm lại tăng mạnh vì đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Thị trường tiền tệ vừa trở lại sau kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi kéo dài đã ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh. Tuy nhiên, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại không có nhiều biến động.

nhiều ngân hàng cũng điều chỉnh tăng giá mua – bán USD cho dù mức độ là nhẹ hơn khá nhiều.

Nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng giá mua – bán USD cho dù mức tăng ít hơn khá nhiều so với tỷ giá trung tâm.

Ngày 11/2 vừa qua, tỷ giá trung tâm được NHNN niêm yết ở mức 22.895 đồng/USD, tăng 28 đồng/USD (tương đương tăng 0,12%) so với ngày 1/2 – ngày giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần là 23.581 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.209 đồng/USD.

Theo đó, nhiều ngân hàng cũng điều chỉnh tăng giá mua – bán USD cho dù mức độ tăng ít hơn khá nhiều so với tỷ giá trung tâm. Hiện Vietcombank vẫn niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.170/23.260 đồng/USD, tăng 20 đồng mỗi chiều so với ngày 1/2. VietinBank cũng tăng cả giá mua và bán USD thêm 13 đồng lên 23.148/23.256 đồng/USD. Sacombank chỉ tăng giá bán ra USD thêm 10 đồng lên 23.260 đồng/USD, song vẫn giữ nguyễn giá mua vào ở mức 23.140 đồng/USD… Tuy nhiên, cũng có ngân hàng vẫn giữ ổn định giá giao dịch ngoại tệ như thời điểm trước kỳ nghỉ Tết.

Bình luận về diễn biến này, một chuyên gia ngân hàng cho biết, sở dĩ NHNN tăng mạnh tỷ giá trung tâm chủ yếu do đồng USD trên thị trường thế giới đã phục hồi mạnh trở lại trong thời điểm thị trường trong nước đang nghỉ Tết.

Quả vậy, sau khi rơi xuống mức thấp nhất 3 tuần vào ngày 30/1 sau khi FED phát đi tín hiệu có thể chậm lại tiến trình tăng lãi suất, đồng USD đã liên tục phục hồi trong các phiên sau đó do các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ- Trung có thể tái diễn khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ nâng thuế suất đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc lên 25% từ mức 10% hiện tại nếu hai bên không đạt được thỏa thuận trước ngày 2/3/2019.

Hiện chỉ số USD đang xoay quanh mức 96,65 điểm, tăng 1,1% so với mức đáy 3 tuần thiết lập hồi cuối tháng trước. Điều đó cũng có nghĩa, mức tăng 0,12% của tỷ giá trung tâm vẫn chưa thấm vào đâu so với đà phục hồi của đồng bạc xanh trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, việc tỷ giá tại các ngân hàng chỉ biến động nhẹ cho thấy cung – cầu ngoại tệ trên thị trường không có gì đột biến. “Trong tháng 2, tỷ giá sẽ không có đột biến do đồng USD trên thị trường thế giới cũng khó biến động mạnh khi mà các nhà đầu tư có tâm lý ngóng đợi diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Trong khi nguồn cung ngoại tệ trong nền kinh tế hiện đang rất dồi dào”, vị chuyên gia này dự báo và dẫn chứng: Thứ nhất, cán cân thương mại năm qua thặng dư ở mức kỷ lục 6,8 tỷ USD.

Thứ hai, giải ngân vốn FDI cũng đạt tới 19,1 tỷ USD trong năm 2018 và tiếp tục duy trì mức tăng nhẹ trong tháng đầu năm 2019. Cụ thể, trong tháng 1 vốn FDI giải ngân ước đạt 1.550 triệu USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ tháng 1/2018. Bên cạnh đó, trong tháng còn có 489 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 761,9 triệu USD, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2018.

Thứ ba, kiều hối chảy về nước cũng đạt trên 16 tỷ USD trong năm qua mà phần lớn trong số này tập trung vào các tháng cuối năm…

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, trong trung và dài hạn tỷ giá vẫn chịu nhiều sức ép, chủ yếu do diễn biến của đồng USD và nhân dân tệ (CNY). Mặc dù FED đã phát đi tín hiệu có thể chậm lại tiến trình tăng lãi suất, nhưng USD vẫn đang được giới đầu tư tích cực mua vào do lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể bùng phát trở lại, từ đó ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, CNY có thể sẽ quay đầu giảm trở lại vì căng thẳng thương mại Mỹ- Trung.

“Đồng USD mạnh lên và CNY rớt giá đều tác động đến tỷ giá trong nước theo cùng một hướng – tăng. Tuy nhiên thực tế thế nào vẫn phụ thuộc vào diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mà vấn đề này sẽ rõ ràng hơn từ đầu tháng 3 tới”, vị chuyên gia này cho biết.

Trong bối cảnh đó, vị chuyên gia trên khuyến nghị, chính sách tỷ giá nên được điều hành linh hoạt hơn nữa, theo sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Thậm chí NHNN có thể tính tới việc nới rộng biên độ tỷ giá để giúp các ngân hàng có thể điều chỉnh tỷ giá thị trường linh hoạt hơn.

Đối với các doanh nghiệp, với tình hình tỷ giá biến động phức tạp như hiện nay, cần sử dụng các công cụ phái sinh, như giao dịch quyền chọn, kỳ hạn... để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tỷ giá trung tâm lại tăng mạnh vì đâu? tại chuyên mục Tín dụng - Ngân hàng của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714314451 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714314451 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10