Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Xe điện là cơ hội để Vingroup cũng như Việt Nam thay đổi tầm vóc

KHÁNH HÀ 25/06/2021 01:00

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thừa nhận "xe điện là thứ không dễ dàng" nhưng "đó là cơ hội để Vingroup cũng như Việt Nam thay đổi được tầm vóc của mình".

Ban lãnh đạo Vingroup chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên sáng 26/4 theo hình thức online kết hợp offline. Ảnh: VIC.

Ban lãnh đạo Vingroup chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên sáng 26/4 theo hình thức online kết hợp offline. Ảnh: VIC.

Chia sẻ tại Đại hội cổ đông thường niên sáng 26/4, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết doanh nghiệp sẽ kiên trì việc bán xe điện vào Mỹ. Ông coi đây là cơ hội lớn và nhấn mạnh xe điện Vingroup sẽ cạnh tranh với xe xăng, chứ không phải là xe điện.

Một cổ đông dẫn số liệu cho thấy doanh số bán ra 45.000 xe máy điện là rất ít, theo quan điểm cổ đông. Nhưng ông Vượng thì có quan điểm ngược lại.

Thừa nhận "xe điện là thứ không dễ dàng" nhưng ông Vượng nói với các cổ đông rằng "đó là cơ hội để Vingroup cũng như Việt Nam thay đổi được tầm vóc của mình".

VinFast bản chất nhắm đến chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện. Ông Vượng cho biết, sẽ bán khoảng 15.000 xe và con số này thực tế đã bị "co lại" dưới tác động của cuộc khủng hoảng thiếu chip toàn cầu. Từ nay đến năm 2026, người đứng đầu Vingroup còn cho biết sẽ bán hàng trăm nghìn chiếc xe điện vào thị trường Mỹ.

"Chúng tôi tự tin với con số đó vì đây là cuộc cạnh tranh giữa xe điện với xe xăng chứ không phải xe điện với xe điện", ông Vượng lặp lại lần hai ý kiến.

Sự tự tin này được ông giải thích bằng quan điểm kinh doanh của VinFast và các lợi thế của xe điện.

Thứ nhất là ở việc cho thuê pin. Vingroup sở hữu pin thay vì người mua. Tiền thuê pin và nạp điện của xe sẽ bằng đúng chi phí khách hàng phải trả cho xăng. "Xe điện chạy đến đâu trả tiền đến đó", ông nói.

Thứ hai, xe điện có những lợi thế như rẻ hơn: chi phí vận hành, bảo dưỡng chỉ khoảng 30-50% so với xe xăng; thông minh hơn với các tính năng tự lái. Xe điện có nhược điểm quãng đường chạy không quá xa nhưng được khắc phục bằng công nghệ sạc siêu nhanh.

Thứ ba là xe điện thông minh hơn rất nhiều xe xăng”, ông Vượng cho biết thêm.

Bên cạnh đó, các chi phí từ pin đến bảo dưỡng đều do phía Vingroup chịu trách nhiệm... Với những yếu tố này, tập đoàn cho rằng khi cạnh tranh với xe xăng thì số lượng sẽ đơn giản.

Chủ tịch Vingroup cũng thừa nhận xe điện có yếu điểm do quãng đường chạy không quá xa, tuy nhiên doanh nghiệp khắc phụ bằng việc sạc siêu nhanh. Trong vòng 20 phút có thể sạc 70-80%, có thể chạy thêm 200-400 km, điều này cơ bản khắc phục được vấn đề. Mọi chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế pin đều do VinFast chịu trách nhiệm.

Xe điện VinFast có khả năng chịu được nước ngập với độ sâu 1m trong vòng tối thiểu 30 phút liên tục.

Xe điện VinFast có khả năng chịu được nước ngập với độ sâu 1m trong vòng tối thiểu 30 phút liên tục.

Về cạnh tranh trong bán hàng, ông Vượng cho biết số xe điện của Mỹ hiện tại chỉ chiếm 2% số ôtô đang lưu thông. Mỗi năm, số xe điện tiêu thụ ở nước này là khoảng 16-18 triệu xe.

“Nếu VinFast chỉ chiếm 1% thị phần bán ra, nghĩa là có thể bán được 160.000-180.000 xe, là đã rất thành công. Xe được thiết kế tiêu chuẩn cao nhất. Có tính năng tự lái, thông minh hàng đầu thế giới. Xe Tesla có gì thì xe của chúng tôi có cái đấy. Đến tháng 12 này sẽ có xe tự lái cấp độ 3 chính thức”, ông nói.

Về vấn đề thiếu chip toàn cầu, ông Vượng thừa nhận đây là vấn đề lớn, doanh nghiệp sẽ cố gắng khắc phục. VinFast có thể chấp nhận trả chi phí cao trong ngắn hạn để khắc phục, và điều chỉnh lại sản lượng kinh doanh.

Xe điện VinFast, theo ông Vượng, được thiết kế với tiêu chuẩn cao nhất là NCAP 5 sao, đồng thời có đầy đủ các tính năng mà Tesla có. Đến cuối năm 2022, xe VinFast sẽ có tính năng tự lái cấp độ 3.

Mục tiêu lợi nhuận tương đương như năm 2020

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, năm 2020, doanh thu thuần của Vingroup đạt 110.490 tỷ đồng, giảm 19.546 tỷ (tương đương 15%) so với năm 2019. Nguyên nhân được giải thích chủ yếu là do không còn doanh thu từ hoạt động bán lẻ.

Doanh thu chuyển nhượng bất động sản tăng 12% từ 64.505 tỷ đồng lên 72.167 tỷ đồng năm 2020 do trong năm doanh nghiệp bàn giao nhiều tại các dự án như Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park…

Tỷ lệ lợi nhuận gộp từ chuyển nhượng bất động sản năm 2020 đạt 39%. Doanh thu hoạt động sản xuất đạt 17.415 tỷ đồng, tăng mạnh 89% so với năm 2019 nhờ các mẫu xe và điện thoại thông minh.

Tính chung cả năm, doanh thu cho thuê bất động sản thương mại giảm nhẹ 2% từ 6.792 tỷ đồng trong năm 2019 xuống 6.662 tỷ đồng. Doanh thu dịch vụ khách sạn du lịch, vui chơi giải trí đạt 4.869 tỷ đồng trong năm 2020, giảm 43% so với năm 2019

Lợi nhuận sau thuế của Vingroup giảm 41% từ 7.717 tỷ đồng năm 2019 xuống 4.546 tỷ đồng năm 2020. Toàn bộ lợi nhuận sau thuế năm 2020 của cổ đông công ty mẹ là 5.465 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên một cổ phiếu của năm 2020 là 1.691 đồng.

Trong năm 2021, Vingroup đặt ra kỳ vọng số thu lên tới 170.000 tỷ, tương đương mức tăng ròng gần 60.000 tỷ đồng theo giá trị và gần 54% theo tỷ lệ. Trong khi đó, kế hoạch lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Vingroup lại chỉ là 4.500 tỷ, mức tương đương số thu năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

  • Vingroup làm gì để đạt doanh thu 170.000 tỷ đồng năm 2021?

    Vingroup làm gì để đạt doanh thu 170.000 tỷ đồng năm 2021?

    15:07, 24/06/2021

  • Vingroup và Tesla: Ý tưởng gặp nhau

    Vingroup và Tesla: Ý tưởng gặp nhau

    04:08, 07/06/2021

  • Cuộc chơi mới của Vingroup

    Cuộc chơi mới của Vingroup

    11:00, 12/05/2021

  • [eMagazine] Cuộc chơi tài chính của Vingroup

    [eMagazine] Cuộc chơi tài chính của Vingroup

    10:00, 11/05/2021

  • Vingroup khai trương siêu quần thể nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí hàng đầu Đông Nam Á

    Vingroup khai trương siêu quần thể nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí hàng đầu Đông Nam Á

    18:51, 21/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Xe điện là cơ hội để Vingroup cũng như Việt Nam thay đổi tầm vóc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO